Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3770
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Lê Thành Xuân-
dc.contributor.advisorTS. Lê Thị Minh Phương-
dc.contributor.authorVũ Hà My-
dc.date.accessioned2022-10-26T06:44:42Z-
dc.date.available2022-10-26T06:44:42Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3770-
dc.description.abstractKết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đơn, có đối chứng đánh giá tác dụng giảm đau bụng kinh của nhĩ châm bộ huyệt Thần môn, Giao cảm, Nội tiết, Can, Thận, Tử cung có so sánh với giả nhĩ châm trên trên 60 bệnh nhân đau bụng kinh nguyên phát được chia thành 2 nhóm điều trị bằng nhĩ châm hoặc giả nhĩ châm, với thời gian can thiệp là 8 ngày trong 1 chu kỳ kinh nguyệt cho phép đưa ra một số kết luận sau: 1. Nhĩ châm có tác dụng giảm đau bụng kinh trên bệnh nhân đau bụng kinh nguyên phát thông qua: - Giảm điểm đau bụng kinh theo thang điểm VAS với điểm VAS trung bình trong chu kỳ kinh can thiệp cải thiện ở nhóm nhĩ châm là 2,9 ± 0,77 điểm, nhóm giả nhĩ châm là 0,9 ± 0,61 điểm, có sự khác biệt giữa hai nhóm với p < 0,01. Tác dụng giảm điểm đau VAS rõ rệt ở các bệnh nhân có mức độ đau nhiều và tiền sử chưa dùng thuốc giảm đau ở các chu kỳ trước (p<0,05). - Giảm thời gian đau bụng kinh với mức giảm 12,92 ± 2,08 giờ ở nhóm nhĩ châm và 4,73 ± 1,08 giờ ở nhóm giả nhĩ châm (p < 0,01). - Giảm lượng thuốc giảm đau sử dụng trong chu kỳ can thiệp với lượng thuốc Naproxen trung bình cần dùng ở bệnh nhân nhóm nhĩ châm là 165 ± 55mg, trong khi nhóm giả nhĩ châm cần dùng trung bình 700 ± 70mg, có sự khác biệt giữa hai nhóm với p < 0,001. - Hệ số chất lượng cuộc sống theo thang EQ - 5D - 5L trong chu kỳ kinh trong chu kỳ can thiệp có sự cải thiện ở nhóm nhĩ châm là 0,17 ± 0,1, nhóm giả nhĩ châm là 0,08 ± 0,15, có khác biệt so với trước khi can thiệp ở cả hai nhóm với p < 0,01 ở nhóm nhĩ châm và p < 0,05 ở nhóm giả nhĩ châm. - Nhĩ châm có tác dụng giảm đau bụng kinh trên cả 3 thể bệnh YHCT của thống kinh, ở thể khí trệ huyết ứ có điểm VAS cải thiện là 1,55 ± 0,69 điểm, ở thể khí huyết lưỡng hư là 2,0 ± 1,0 điểm và thể hàn ngưng huyết ứ là 1,67 ± 1,03 có sự khác biệt điểm VAS trung bình trước và sau nhĩ châm với p <0,01. 2. Nhĩ châm là phương pháp điều trị an toàn, ít tác dụng phụ Nhĩ châm sử dụng kim nhĩ hoàn và giả nhĩ châm đều ghi nhận tác dụng không mong muốn có tỷ lệ thấp trên bệnh nhân đau bụng kinh với 10% bệnh nhân nghiên cứu đau tại vị trí nhĩ châm, 16,67% ngứa tại vị trí dán ở nhóm nhĩ châm và 10% ngứa tại miếng dán ở nhóm giả nhĩ châm. Các biểu hiện đều ở mức độ nhẹ, tự hết không cần can thiệp gì thêm.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. QUAN NIỆM Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT 3 1.1.1. Khái niệm đau bụng kinh 3 1.1.2. Dịch tễ học 3 1.1.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh 4 1.1.4. Chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh nguyên phát 7 1.2. QUAN NIỆM Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT 10 1.2.1. Khái niệm 10 1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh đau bụng kinh 11 1.2.3. Chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh nguyên phát theo YHCT 12 1.3. TỔNG QUAN VỀ NHĨ CHÂM 15 1.3.1. Khái niệm 15 1.3.2. Phân bố các điểm tương ứng các cơ quan trên loa tai 16 1.3.3. Cơ sở lý luận của phương pháp nhĩ châm 17 1.3.4. Kỹ thuật châm loa tai 20 1.3.5. Các điểm châm loa tai sử dụng trong nghiên cứu 21 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM 23 1.4.1. Trên thế giới 23 1.4.2. Tại Việt Nam 24 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. CHẤT LIỆU VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 25 2.1.1. Chất liệu nghiên cứu 25 2.1.2. Quy trình nhĩ châm và giả nhĩ châm trên bệnh nhân 27 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 29 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30 2.3.2. Thiết kế nghiên cứu 30 2.3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 30 2.3.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 31 2.3.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu 33 2.3.6. Khống chế sai số 37 2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 37 2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 38 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 40 3.1.1. Đặc trưng cá nhân 40 3.1.2. Đặc điểm 3 chu kỳ kinh gần nhất 43 3.1.3. Phân thể lâm sàng y học cổ truyền của bệnh nhân nghiên cứu 45 3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA NHĨ CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT 46 3.2.1. Tác dụng giảm đau bụng kinh theo thang điểm đau VAS 46 3.2.2. Tác dụng giảm tổng thời gian đau bụng kinh 49 3.2.3. Tác dụng giảm lượng thuốc giảm đau cần sử dụng 50 3.2.4. Thay đổi hệ số chất lượng cuộc sống 51 3.2.5. Tác dụng giảm đau của nhĩ châm theo thể y học cổ truyền 54 3.3. THEO DÕI TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 56 Chương 4: BÀN LUẬN 57 4.1. ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 57 4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA NHĨ CHÂM 64 4.2.1. Tác dụng giảm đau bụng kinh của nhĩ châm 64 4.2.2. Kết quả cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân 71 4.2.3. Tác dụng giảm đau bụng kinh của nhĩ châm theo các thể y học cổ truyền 72 4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA NHĨ CHÂM TRÊN LÂM SÀNG 76 KẾT LUẬN 78 KHUYẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectđau bụng kinhvi_VN
dc.subjectnhĩ châmvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁTvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV Vũ Hà My - Chuyên ngành - Y học cổ truyền.docx
  Restricted Access
2.96 MBMicrosoft Word XML
LV Vũ Hà My - Chuyên ngành - Y học cổ truyền.pdf
  Restricted Access
1.87 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.