Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3698
Nhan đề: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp quản lý tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An năm 2021-2022
Tác giả: Dương Duy, Khánh
Người hướng dẫn: Phạm Văn, Phú
Từ khoá: Tăng huyết áp;Dinh dưỡng
Năm xuất bản: 2022
Tóm tắt: I. Mục tiêu: 1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tăng huyết áp quản lý tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an năm 2021-2022. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh tăng huyết áp trên. II. Đối tượng: Người bệnh đến khám tại Phòng khám bệnh ngoại trú Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an được chẩn đoán tăng huyết áp. * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu - Tuổi từ 18 tuổi trở lên. - Được chẩn đoán tăng HA (tối đa >/=140; tối thiểu >/=90 hoặc cả 2; theo hướng dẫn của BYT, WHO). - Được quản lý/theo dõi THA tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an. - Có khả năng nghe và trả lời phỏng vấn. - Đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu. III. Phương pháp nghiên cứu 1. Thiết kế nghiên cứu Theo phương pháp cắt ngang mô tả 2. Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu được tính theo công thức: n=Z2 (1-α/2)p(1-p)/e2 Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu. Z(1 – α / 2) = 1,96 (Với độ tin cậy 95%) e = 0,05 (độ chính xác tuyệt đối). + Cỡ mẫu cho TTDD: p = 0,32 (tỷ lệ người TCBP theo nghiên cứu của Đinh Thị Thùy Linh tại Sơn La năm 2018)93 => thay vào công thức được n= 335 đối tượng. Thực tế đã điều tra được 399 đối tượng. 3. Cách chọn mẫu Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiếp cận và phỏng vấn người bệnh. Bất kỳ người bệnh nào đến khám đạt tiêu chuẩn nghiên cứu cũng được nhóm điều tra viên tiếp cận và mời tham gia phỏng vấn; không trùng lặp người bệnh tới khám lại trong thời gian thu thập số liệu cho đến khi đủ cỡ mẫu. IV. Kết quả chính: Trong tổng số 399 đối tượng tham gia vào nghiên cứu có 50,6% là nam giới, 49,4% là nữ; nhóm đối tượng từ 65-74 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (40,4%), nhóm tuổi 40-54 (12,0%), nhóm tuổi 55-64 (30,6%), nhóm tuổi ≥75 (17%). Tỷ lệ thừa cân béo phì cao (48,9%), trong đó cân 41,6%, béo phì 7,3%; 58,4% số người bệnh có WHR cao (WHR trung bình của nam 0,88 ± 0,02 cao hơn của nữ 0,85 ± 0,03); 11,5% số người bệnh có vòng eo cao (vòng eo của nam 83,6 ± 3,7 cm, nữ 75,9 ± 5,2 cm; vòng mông của nam 94,4 ± 3,9 cm, nữ 88,9 ± 4,1 cm); chiều cao trung bình của nam 166,8 ± 5,3 cm cao hơn nữ 157,0 ± 4,8 cm; cân nặng trung bình của nam 64,6 ± 6,3kg cao hơn nữ 55,9± 5,2 kg. Nam giới có nguy cơ thừa cân – béo phì gấp 1,93 lần so với nữ giới (95%CI: 1,29-2,87). Nhóm vòng eo cao có nguy cơ bị thừa cân béo phì gấp 2,38 lần so với nhóm có vòng eo bình thường (95%CI: 1,24-4,56). Những người ăn thịt đỏ thường xuyên có nguy cơ bị thừa cân béo phì gấp 2,26 lần so với những người không ăn thường xuyên (95%CI: 1,44-3,51). Ăn mặn có nguy cơ bị thừa cân béo phì gấp 1,79 lần so với những người ăn nhạt (95%CI: 1,03-3,09). Uống rượu bia có nguy cơ bị thừa cân béo phì gấp 2,02 lần so với những người không uống rượu bia (95%CI: 1,27-3,20).
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3698
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
CHDD2022_02200305.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.6 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
CHDD2021_02200305.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
460.88 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.