Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3681
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS.Trịnh Bảo Ngọc | - |
dc.contributor.author | Lê Thị Thu Hường | - |
dc.date.accessioned | 2022-08-03T04:22:52Z | - |
dc.date.available | 2022-08-03T04:22:52Z | - |
dc.date.issued | 2022 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3681 | - |
dc.description.abstract | Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện năm 2020-2021 nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống và hoạt động thể lực của 2452 học sinh từ 11-14 tuổi tại 6 trường THCS thuộc hai quận nội thành Hà Nội. Số liệu được thu thập bằng phương pháp cân đo trực tiếp tại trường học. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của học sinh là 0,9%, gầy còm là 2,7%. Tỷ lệ thừa cân là 25,2%, giảm dần theo tuổi từ 11-14 tuổi lần lượt là 28,4%; 27,9%; 20,9%;17,8% (p<0,05). Tỷ lệ thừa cân ở trẻ nam cao hơn ở trẻ nữ (28% và 22,1%) với p<0,05. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thừa cân giữa quận Ba Đình và quận Long Biên (26,1% và 24,3% với p>0,05). Tỷ lệ béo phì là 13,2% cũng giảm dần theo tuổi từ 11-14 lần lượt là 21%;13,1%;7,7%;7,3% với p<0,05; ở trẻ nam cao hơn ở trẻ nữ (19,9% và 5,6%) với p<0,05; Có sự khác biệt về tỷ lệ béo phì giữa 2 quận, quận Ba Đình cao hơn quận Long biên (15,7% và 10,6%) với p<0,05. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì như độ tuổi, giới tính, địa điểm (p<0,05).. Một số thói quen ăn uống của học sinh: 67,8% ăn 3 bữa trên ngày; 81,8% thường xuyên ăn sáng; 54,8% luôn luôn và thường xuyên cho mắm muối vào đồ ăn; từ 51,7% đến 73,5% có thói quen giúp giảm lượng muối ăn; 46,7% ăn quà vặt ngoài cổng trường. Tần suất tiêu thụ một số thực phẩm trong 30 ngày qua của học sinh: Tần suất tiêu thụ một số thực phẩm ≥ 1 lần trên ngày khá cao như: 39,2% với nước ngọt có ga/nước ngọt đóng chai; 12,7% với bia, rượu đồ uống có cồn; 18,1% với các loại phủ tạng động vật; 30,4% với mỳ ăn liền; 34,1% với đồ ngọt. Trong khi với các loại rau củ là 79,7%, các loại quả chín là 77%. Tỷ lệ học sinh HĐTL đủ theo hướng dẫn tiêu chuẩn của WHO (≥60 phút/ngày, tất cả các ngày trong tuần) là 39,4%. Trong khi đó, có tới 60,6 % học sinh thiếu HĐTL theo hướng dẫn. Trong những học sinh thiếu HĐTL ở học sinh nữ cao hơn ở học sinh nam lần lượt là 44,2% và 38,3%(p<0,05); giảm dần độ tuổi từ 11-14. Thời gian hoạt động tĩnh trong ngày >3 giờ là 39%; ≤3 giờ là 61%; không có sự khác biệt về thời gian ngủ ở học sinh nam và học sinh nữ. Thời gian ngủ đêm trên ngày học sinh ngủ nhỏ hơn 8 giờ chiếm 46,4%; từ 8-10 giờ là 50,7%; lớn hơn 10 giờ là 2,9%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa HĐTL, thời gian hoạt động tĩnh, thời gian ngủ tối với tình trạng TC, BP của học sinh. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1.Lứa tuổi vị thành niên 3 1.2.Tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên 5 1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng và các phương pháp đánh giá lứa tuổi vị thành niên..........................................................................................5 1.2.2. Thực trạng tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên 7 1.3.Thói quen ăn uống và hoạt động thể lực của trẻ vị thành niên .. 10 1.3.1.Thói quen ăn uống 10 1.3.2. Hoạt động thể lực của trẻ vị thành niên 15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1.Đối tượng nghiên cứu 19 2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19 2.2.1.Địa điểm 19 2.2.2.Thời gian nghiên cứu 20 2.3.Phương pháp nghiên cứu 20 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 20 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 20 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu: 20 2.4. Phương pháp thu thập số liệu 21 2.4.1. Nhân trắc dinh dưỡng: 21 2.4.2. Thói quen ăn uống và hoạt động thể lực. 23 2.5. Các biến số, chỉ tiêu nghiên cứu nghiên cứu 24 2.5.1. Tình trạng dinh dưỡng 24 2.5.2. Thói quen ăn uống và hoạt động thể lực 24 2.6. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh 11-14 tuổi 24 2.6.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng 24 2.6.2. Đánh giá thói quen ăn uống và hoạt động thể lực của học sinh 11-14 tuổi 26 2.7. Các sai số và khống chế sai số 27 2.7.1. Các sai số mắc phải 27 2.7.2. Cách khống chế 27 2.8. Phân tích và xử lý số liệu 28 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu: 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 29 3.2.Tình trạng dinh dưỡng học sinh 11-14 tuổi tại hai quận nội thành 31 3.3.Thói quen ăn uống và hoạt động thể lực của học sinh 11-14 tuổi tạị 2 quận nội thành Hà Nội, 43 3.3.1. Thói quen ăn uống của học sinh 43 3.3.2. Hoạt động thể lực của học sinh 49 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 55 4.2.Tình trạng dinh dưỡng học sinh 11-14 tuổi tại 2 quận nội thành Hà Nội 56 4.2.1. Cân nặng, chiều cao của học sinh 56 4.2.2 Tình trạng thiếu dinh dưỡng 58 4.2.3. Thừa cân, béo phì 60 4.3. Thói quen ăn uống và hoạt động thể lực của học sinh 11-14 tuổi tại hai quận nội thành Hà Nội 63 4.3.1. Thói quen ăn uống của học sinh 63 4.3.2.Hoạt động thể lực của học sinh 69 4.4. Một số điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu………………....…75 KẾT LUẬN 77 KIẾN NGHỊ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống, hoạt động thể lực, học sinh, nội thành Hà Nội | vi_VN |
dc.title | Tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống và hoạt động thể lực của học sinh 11-14 tuổi tại hai quận nội thành Hà Nội năm 2020-2021 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Luận văn Lê Hường CH29 dinh dưỡng.pdf Restricted Access | 3 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
Luận văn Lê Hường CH29 dinh dưỡng.doc Restricted Access | 1.95 MB | Microsoft Word |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.