Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3611
Title: ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA PCR ĐA MỒI TRONG CHẨN ĐOÁN CĂN NGUYÊN VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN
Authors: MAI TRẦN, HẠNH LINH
Advisor: 1.GS.TS., PHẠM NHẬT AN
2. TS., PHÙNG THỊ BÍCH THỦY
Keywords: Nhi khoa;PCR đa mồi;viêm màng não nhiễm khuẩn;Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Viêm màng não nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do vi khuẩn xâm nhập vào màng não, một trong số những bệnh nặng gây tàn tật và tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.1 Theo một phân tích tổng hợp từ 71 nghiên cứu trên toàn thế giới công bố năm 2013, tỷ lệ mắc mới VMNNK trên toàn cầu là 34/100000 trẻ, tỷ lệ tử vong là 14,4%; trong đó khu vực châu Phi có tỷ lệ mắc mới (143,6/100000) và tử vong (31,3%) cao nhất; tại Đông Nam Á tỷ lệ này lần lượt là 26,8/100000 trẻ và 3,7%.2 Bệnh khởi phát cấp tính với các biểu hiện khác nhau tùy thuộc lứa tuổi, căn nguyên gây bệnh, thời gian diễn biến bệnh và đáp ứng của vật chủ.3 Căn nguyên gây bệnh khác nhau theo lứa tuổi: ở nhóm trẻ sơ sinh hay gặp do các trực khuẩn đường ruột như Escherichia coli, tiếp đến là Streptococcus agalactiae, sau đó là Listeria monocytogenes. Ở nhóm trẻ ngoài 3 tháng tuổi, Ha emophilus influenzae týp b, Neisseria meningitidis và Streptococcus pneumoniae là các vi khuẩn hay gặp nhất.3 Tuy nhiên, nhờ chương trình tiêm chủng vaccine phòng H. influenzae týp b, VMNNK do H. influenzae týp b đã giảm đáng kể. Tại Mỹ, thống kê năm 2010 cho thấy chỉ còn 7% viêm màng não là do H. influenzae týp b.4 Sự phát triển của vaccine phòng S. pneumoniae cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở các nước có chương trình tiêm chủng loại vaccine này.4 Việc định hướng chẩn đoán sớm cũng như xác định chính xác căn nguyên gây bệnh rất quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh VMNNK. Tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán viêm màng não nhiễm khuẩn là tìm thấy vi khuẩn trong dịch não tủy. Hiện nay, bên cạnh soi, nuôi cấy và định danh vi khuẩn, kỹ thuật sinh học phân tử real-time PCR đa mồi đã được ứng dụng trong chẩn đoán sớm các tác nhân gây nhiễm trùng thần kinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2 trong đó PCR đa mồi trong chẩn đoán VMNNK có thể phát hiện 6 căn nguyên thường gặp nhất ở trẻ em bao gồm: E. coli K1, S. agalactiae, H. influenzae, L. monocytogenes, N. meningitidis, S. pneumoniae đã hỗ trợ rất nhiều cho việc xác định căn nguyên gây bệnh, đặc biệt vì tình trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý đã làm giảm tính nhạy cảm của xét nghiệm nuôi cấy dịch não tuỷ. Mặt khác, các căn nguyên gây VMNNK khác nhau cũng có những đặc điểm dịch tễ học lâm sàng khác nhau giúp bác sỹ lâm sàng có thêm cơ sở đưa ra những quyết định sử dụng kháng sinh hợp lý và hiệu quả trước khi có kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ hay khi không xác định chính xác căn nguyên gây bệnh. Bệnh viện Nhi Trung ương hàng năm tiếp nhận điều trị khoảng 300 - 400 bệnh nhân viêm màng não nhiễm khuẩn đến từ nhiều địa phương, với nhiều bệnh nhân nặng, có diễn biến bệnh kéo dài và đã điều trị ở tuyến dưới. Hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: 1. Cấu trúc căn nguyên và dịch tễ học lâm sàng bệnh VMNNK hiện nay có gì khác so với trước đây? 2. Xét nghiệm PCR đa mồi có hiệu quả như thế nào trong thực tế chẩn đoán bệnh? Để trả lời 2 câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và giá trị của PCR đa mồi trong chẩn đoán căn nguyên viêm màng não nhiễm khuẩn” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn theo căn nguyên tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/08/2018 đến 31/07/2020. 2. So sánh kết quả xét nghiệm PCR đa mồi và nuôi cấy dịch não tủy trong xác định căn nguyên viêm màng não nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/01/2019 đến 31/07/2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3611
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3126.pdf
  Restricted Access
1.72 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.