Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3608
Title: | NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI ROBSON TRONG PHẪU THUẬT LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN |
Authors: | LƯỜNG, VĂN ĐỨC |
Advisor: | PGS.TS, LÊ HOÀNG |
Keywords: | Sản phụ khoa;phẫu thuật lấy thai;Nghiên cứu áp dụng;phân loại Robson |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Trường Đại học Y Hà Nội |
Abstract: | Mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử cung đang nguyên vẹn1. Mổ lấy thai được chỉ định trong những truờng hợp mà cuộc đẻ đường âm đạo tỏ ra không an toàn cho mẹ và thai nhi. Nhiều chỉ định mổ lấy thai rất rõ ràng nhưng cũng có những chỉ định chỉ mang tính tương đối. Ngoài lợi ích đã nêu, mổ lấy thai cũng gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai như chảy máu, nhiễm trùng, phạm phải các cơ quan lân cận, tai biến gây mê hồi sức, chấn thương thai nhi... Tỉ lệ mổ lấy thai trên thế giới ngày càng tăng. Đây đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO-World Health Organization) khuyến cáo tỉ lệ mổ lấy thai không nên vượt quá 15% ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên trong thực tế tỉ lệ mổ lấy thai ở các nước trên thế giới đang tăng đều đặn qua từng năm. Theo các số liệu gần đây, tỉ lệ mổ lấy thai ở Bắc Mỹ khoảng 25%, Trung Mỹ khoảng 30%, hơn 30% ở các nước châu Âu và lên đến 40% ở các nước châu Mỹ Latinh2. Tại Việt Nam, tỉ lệ mổ lấy thai năm 2007 - 2008 tại các bệnh viện phụ sản lớn như Phụ sản Trung Ương 35 - 40%, bệnh viện Từ Dũ 48%, bệnh viện Hùng Vương 20 - 30%, các bệnh viện tỉnh 20 - 35%3. Việc giảm tỉ lệ mổ lấy thai về gần tỉ lệ do Tổ chức Y tế thế giới đề nghị đang là nhu cầu bức thiết của các trung tâm sản khoa. Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi các cơ sở sản khoa phải có các nghiên cứu nhằm xác định nhóm sản phụ nào tác động nhiều nhất lên tỉ lệ mổ lấy thai đồng thời xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ mổ lấy thai. Với mục đích này, rất nhiều hệ thống phân loại khác nhau đã ra đời. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các tiêu chuẩn chung trong chăm sóc và điều trị đã gây ra nhiều cản trở trong việc so sánh các kết quả nghiên cứu. Phân loại mổ lấy thai của Robson, xuất bản năm 2001, không chú trọng vào chỉ định mổ lấy thai, thay vào đó phân loại này dựa trên các đặc điểm riêng của từng sản phụ giúp phân các sản phụ vào các nhóm, qua đó cho phép đánh giá tỉ lệ mổ lấy thai ở từng nhóm. Hệ thống phân loại mổ lấy thai của Robson ra đời đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích sử dụng rộng rãi để phân tích tỉ lệ mổ lấy thai ở các cơ sở sản khoa, các quốc gia và vùng lãnh thổ, qua đó giúp đánh giá kết cục thai kì trong bối cảnh can thiệp khác nhau giữa các đơn vị4. Những nghiên cứu gần đây trên thế giới liên quan đến mổ lấy thai đã khẳng định một lần nữa sự đúng đắn của khuyến cáo về tỉ lệ mổ lấy thai của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1985 là tốt nhất chỉ nên từ 10-15%. Khi tỉ lệ này vượt trên 15% thì tai biến sẽ xảy ra nhiều hơn cho mẹ và con5. Mặc dù mổ lấy thai có thể cứu được tính mạng của mẹ và thai nhi trong một số tình huống cấp cứu nhưng trong khi có sự gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai mà không có bằng chứng cho thấy có sự giảm bệnh suất và tử suất cho mẹ và trẻ sơ sinh. Trong khi đó lại có sự gia tăng đột biến những biến chứng liên quan đến mổ lấy thai, ví dụ như: chửa vết mổ, rau cài răng lược, ổ khuyết sẹo mổ cũ gây vô sinh...với tỉ lệ ngày càng cao. Vì vậy, chỉ định mổ lấy thai nên được xem xét một cách toàn diện, cân nhắc đến cả lợi ích và nguy cơ: bệnh suất và tử suất chu sinh, bệnh suất và tử suất của mẹ, diến tiến, kết cục chuyển dạ sinh, các khiếu nại, sự cố bất lợi và yếu tố pháp lý, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, tài chính và sự hài lòng của thai phụ và nhân viên y tế. Không nên cố gắng giảm tỉ lệ mổ lấy thai một cách cơ học mà nên nghiên cứu kĩ các chỉ định để làm giảm các trường hợp mổ lấy thai một cách không cần thiết. Cũng giống như tình hình chung của cả nước và thế giới, tỉ lệ mổ lấy thai ở các bệnh viện tuyến cơ sở cũng tăng lên rất cao trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.Và hiện tại, chưa có hệ thống phân loại nào được áp dụng để thắt chặt chỉ định mổ lấy thai và giảm tỉ lệ mổ lấy ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu áp dụng phân loại Robson trong phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Kạn” với hai mục tiêu: 1. Xác định đặc điểm của các sản phụ mổ lấy thai, tỉ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn từ năm 2017 đến năm 2018. 2. Nhận xét các chỉ định phẫu thuật lấy thai theo phân loại 10 nhóm của Robson. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3608 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS3123.pdf Restricted Access | 1.5 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.