Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3607
Title: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG DỊCH CUNG CẤP Ở NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ SAU GIAI ĐOẠN CẤP
Authors: MAI, LỆ HUYỀN
Advisor: GS.TS., CAO MINH CHÂU
Keywords: Phục hồi chức năng;đột quỵ sau giai đoạn cấp;Đánh giá khả năng
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Đột quỵ là một vấn đề thời sự cấp thiết của y học 1. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây tử vong và là nguyên nhân hàng đầu thứ ba gây ra khuyết tật trên thế giới1, đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai ở Úc và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật 1. Một phần ba số người sống sót sau đột quỵ mỗi năm sẽ bị tàn tật vĩnh viễn, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc trong xã hội 1. Nghiên cứu của Martino cho thấy khoảng 37% đến 78% người bệnh sẽ bị rối loạn nuốt do đột quỵ 2. Tình trạng rối loạn nuốt ở mức độ nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến hít sặc, từ đó gây viêm phổi, suy hô hấp và tử vong 3–7. Nếu rối loạn nuốt không được phát hiện và không được điều trị, người bệnh có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sụt cân và mất nước trong thời gian dài 4,8. Nếu không có đủ dinh dưỡng và đủ nước, người bệnh dễ bị huyết áp thấp, tăng nguy cơ té ngã, loét do tì đè, nhiễm trùng và suy nội tạng 9. Theo kết quả nghiên cứu của Davis và cộng sự báo cáo có đến 30% người bệnh bị suy dinh dưỡng sau đột quỵ 10, điều này gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng làm kết quả phục hồi kém hơn, tốc độ hồi phục sau đột quỵ chậm hơn 10. Trong nghiên cứu của Leibovitz và cộng sự về những người bệnh có rối loạn nuốt điều trị nội trú của bệnh viện lão khoa, có 75% người bệnh được cho ăn qua miệng và 14% người bệnh được cho ăn qua sonde dạ dày có dấu hiệu rối loạn nước và điện giải dựa trên sự kết hợp của các chỉ số xét nghiệm hóa sinh trên lâm sàng. Nghiên cứu của Rowat phát hiện ra rằng trong số 2591 người bệnh, 36% bị rối loạn nước và điện giải khi nhập viện và 62% bị rối loạn nước và điện giải tại thời điểm bất kỳ trong thời gian nằm viện (với tỷ lệ ure/creatinin > 80) 11. Những người bệnh bị mất nước cho thấy kết quả hồi phục kém hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn và sự phụ thuộc nhiều hơn vào người khác sau khi xuất viện 11. Họ cũng có nhiều nguy cơ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác như nhiễm trùng tiết niệu và táo bón (43%) so với những người không bị rối loạn nuốt (16%) 12. Các kết quả này chứng minh rằng tình trạng rối loạn nuốt là một yếu tố nguy cơ gây nên rối loạn nước và điện giải ở người bệnh đột quỵ 12. Ở những người bệnh có rối loạn nuốt, sự rối loạn nước và điện giải trong cơ thể thường do lượng dịch cung cấp bị hạn chế, từ đó dẫn đến tăng chi phí y tế, bệnh tật và tử vong ở người cao tuổi nhập viện 13. Do đó, tình trạng mất nước của người bệnh bị rối loạn nuốt phải được theo dõi chặt chẽ và nhanh chóng khắc phục 13. Tại khoa Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, tỷ lệ những người bệnh bị rối loạn nuốt do đột quỵ chiếm phổ biến trong điều trị nội trú. Việc cung cấp không đủ lượng dịch làm giảm hiệu suất và cường độ tập luyện, ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng cũng như những hoạt động sống hàng ngày. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về thực trạng, nhu cầu về lượng dịch cung cấp cũng như ảnh hưởng của tình trạng rối loạn nước và điện giải ở người bệnh đột quỵ. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng đáp ứng dịch cung cấp ở người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá khả năng đáp ứng dịch cung cấp ở người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến khả năng đáp ứng dịch cung cấp ở người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3607
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3122.pdf
  Restricted Access
1.3 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.