Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3604
Nhan đề: | SỬ DỤNG THANG CÔNG CỤ DASS 21 Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN MẮC RỐI LOẠN TRẦM CẢM |
Tác giả: | NGUYỄN THỊ, NGỌC NGA |
Người hướng dẫn: | TS., NGUYỄN THỊ THANH MAI |
Từ khoá: | Nhi khoa;thang công cụ DASS 21;rối loạn trầm cảm , stress;trẻ vị thành niên |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành nên có những đặc điểm riêng biệt và những biến động rõ rệt về sinh lý và tâm lý. Chính các biến động này dẫn đến trẻ vị thành niên có nhiều khủng hoảng và stress liên quan đến cá nhân, gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội. Tỷ lệ gặp stress ở trẻ vị thành niên rất cao, dao động từ 35,1% đến 47,0% tùy thuộc vào các nghiên cứu khác nhau ở Việt Nam và trên thế giới.1–5 Trẻ vị thành niên khi đối mặt với các stress này, nếu bản thân không thể tự cân bằng, cộng với sự thiếu hụt các hỗ trợ xã hội, có thể dẫn đến phát sinh hoặc thúc đẩy các vấn đề sức khỏe tâm thần và các vấn đề xã hội khác.6–8 Trong đó, trầm cảm, lo âu là những rối loạn phổ biến nhất với tỷ lệ xuất hiện triệu chứng trầm cảm, lo âu kèm theo stress rất cao 40,0 – 50,0% trên tổng số trẻ VTN.2 Sự bỏ sót chẩn đoán và điều trị các rối loạn này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập và cuộc sống của trẻ vị thành niên thời điểm hiện tại, mà còn tạo ra gánh nặng bệnh tật trong tương lai, đặc biệt nguy hiểm là làm tăng tỷ lệ hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát. Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2016, trên thế giới có đến 62 000 trẻ vị thiếu niên tử vong do tự tử, dẫn đến tự tử là nguyên nhân hàng thứ ba gây tử vong ở trẻ từ 15 – 19 tuổi.9 Do đó, có thể thấy việc quan tâm đến stress ở VTN và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ là một trong những phương thức đầu tiên và quan trọng trong chiến lược dự phòng rối loạn trầm cảm, lo âu và làm giảm bớt hậu quả của các rối loạn này, đồng thời góp phần nâng cao sức khỏe chung của trẻ VTN. Trên thế giới, sử dụng các công cụ sàng lọc, phát hiện sớm stress, lo âu, trầm cảm và mối liên quan giữa các rối loạn này là bước tiếp cận phù hợp để hỗ trợ cho điều trị. Thang công cụ đánh giá trầm cảm, lo âu, stress (DASS – The Depression, Anxiety and Stress Scale) do Lovibond và cộng sự xây dựng từ năm 1995 với 42 câu hỏi (DASS 42) và rút gọn còn 21 câu hỏi vào năm 1997 (DASS 21) đã được sử dụng phổ biến cho mục đích nói trên.10 Thang công cụ này đã được dịch ra tiếng Việt, được chuẩn hóa và sử dụng trong một số nghiên cứu tại Việt Nam trong những năm gần đây.3–5,11,12 Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chủ yếu dùng DASS 21 để sàng lọc cho nhóm học sinh trung học phổ thông ở cộng đồng nói chung, việc ứng dụng DASS 21 để khảo sát các vấn đề trầm cảm, lo âu, stress ở các đối tượng mắc bệnh lý tại các cơ sở y tế còn rất ít. Hơn nữa, chưa có nghiên cứu nào sử dụng DASS 21 để đánh giá rối loạn stress, lo âu đi kèm ở đối tượng đặc biệt là trẻ vị thành niên mắc rối loạn trầm cảm. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Sử dụng thang công cụ DASS 21 ở trẻ vị thành niên mắc rối loạn trầm cảm” với 2 mục tiêu sau đây: 1. Khảo sát stress bằng thang công cụ DASS 21 và mô tả đặc điểm stress ở trẻ vị thành niên mắc rối loạn trầm cảm tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét mối liên quan giữa trầm cảm với lo âu, stress ở trẻ vị thành niên qua sử dụng thang công cụ DASS 21. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3604 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
20THS3119.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.14 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.