Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3597
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tác giả: PHẠM THỊ, LƯỢT
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS., Nguyễn Thị Diệu Thúy
2. TS., Lê Thị Thu Hương
Từ khoá: Nhi khoa;viêm da cơ địa;ở trẻ em;Nhi Trung ương
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Viêm da cơ địa (atopic dermatitis - VDCĐ) hay chàm cơ địa (atopic eczema) là một bệnh viêm da mạn tính, hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường khởi phát ở trẻ em và có thể liên quan đến các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, mày đay, viêm da tiếp xúc…1 Viêm da cơ địa là bệnh da thường gặp. Trên thế giới, tại các nước phát triển số bệnh nhân mắc VDCĐ chiếm khoảng 10-30% ở trẻ em và 5-10% ở trẻ vị thành niên 1 và ngày càng có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu tại các thành phố lớn cho thấy tỉ lệ bệnh là 26,6% ở trẻ nhũ nhi và 14,19 - 16% ở trẻ dưới 5 tuổi. 1, 2 Có tới 90% trẻ nhũ nhi bị VDCĐ khỏi sau 2 tuổi, nhưng bệnh có thể tiến tiển dai dẳng đến tuổi trưởng thành gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Nguyên nhân của VDCĐ chưa được làm rõ hoàn toàn, được coi là một bệnh với sự tham gia của đa yếu tố, gồm yếu tố cơ địa và các yếu tố môi trường. Cơ chế bệnh sinh của VDCĐ liên quan đến sự tương tác giữa nhiều yếu tố bao gồm người mang gen nhạy cảm, yếu tố môi trường, khiếm khuyết hàng rào da và yếu tố miễn dịch. 3 Triệu chứng lâm sàng của VDCĐ đa dạng nhưng khá đặc trưng như đỏ da, khô da, phỏng nước trên da, ngứa tái đi tái lại và là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh triệu chứng lâm sàng, các triệu chứng cận lâm sàng như tăng bạch cầu ái toan máu, tăng nồng độ kháng thể Immunoglobulin E (IgE) cũng góp phần chẩn đoán cũng như tiên lượng mức độ nặng của VDCĐ. Viêm da cơ địa là bệnh hiếm khi gây các biến chứng nặng nhưng thường dai dẳng. Bệnh làm trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, chậm lớn…và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 2 Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của VDCĐ trẻ em ở các nhóm đối tượng thuộc các khu vực quốc gia khác nhau. 4-7 Tình hình bệnh VDCĐ trên thế giới cũng như ở Việt nam gần đây có xu hướng gia tăng. 8 Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về VDCĐ trẻ em được thực hiện tại bệnh viện Da liễu Hà Nội, bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa, bệnh viện Da liễu Trung ương… Bệnh viện Nhi Trung ương là cơ sở Y tế đầu ngành của các tỉnh phía Bắc. Khoa Miễn dịch - Dị ứng – Khớp Nhi được thành lập gần 10 năm, là nơi tiếp nhận và điều trị nhiều trẻ bị VDCĐ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về mô hình bệnh viêm da cơ địa ở trẻ đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương. Vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu sau : 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/7/2019 đến 30/6/2020. 2. Nhận xét mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ nặng của bệnh.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3597
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS3112.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.59 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.