Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3596
Title: NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRONG ĐỘ TUỔI 12 - 15 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Authors: ĐẶNG THỊ, THU HƯƠNG
Advisor: 1. PGS.TS., Nguyễn Thị Thu Phương
2. TS., Quách Thị Thúy Lan
Keywords: Răng Hàm Mặt;Nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng;học sinh trong độ tuổi 12-15
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Tình trạng lệch lạc răng hàm là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất của trẻ em nước ta và trên toàn thế giới. Lệch lạc răng hàm không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, chức năng, thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng khác phát triển. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Bạch Dương1 năm 2000 tỷ lệ lệch lạc răng hàm của học sinh lớp 6 tại một trường ở Hà Nội là 91%. Theo Đồng Khắc Thẩm2, tỷ lệ lệch lạc khớp cắn của người Việt nói chung là 83%. Con số này trên thế giới cũng khá cao: tại Trung tâm Anatolia Thổ Nhĩ Kỳ có 89,1% sai khớp cắn ở tuổi 12 – 173, tại Thượng Hải, Trung Quốc là 79,4% ở độ tuổi 7 – 9.4 Việc đánh giá nhu cầu điều trị NCR cần thiết không chỉ với các chuyên gia dịch tễ, mà còn giúp các lãnh đạo ngành y tế trong việc lập kế hoạch ưu tiên cho các chương trình sức khỏe cộng đồng. Vấn đề khó khăn là xác định đối tượng có nhu cầu điều trị NCR khi đánh giá nhu cầu điều trị của một nhóm cộng đồng. Các nghiên cứu điều tra về khớp cắn và nhu cầu điều trị NCR đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới như: Brazil, Thuỵ Điển, Anh, Malaysia…5-8 Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu về đề tài này. Lệch lạc khớp cắn là một rối loạn phát triển hơn là một căn bệnh.9 Tình trạng lệch lạc khớp cắn là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố, rất khó xác định yếu tố nào là yếu tố đặc thù. Các nhóm nguyên nhân gây lệch lạc khớp cắn rất đa đạng và rất nhiều nguyên nhân hiện nay còn chưa thể xác định được. Một số tác giả đã phân loại các nguyên nhân gây ra lệch lạc khớp cắn khác nhau. Moyers đã phân loại các căn nguyên của việc lệch lạc khớp cắn thành sáu loại: di truyền, nguyên nhân phát triển không rõ nguồn gốc, chấn thương, tác nhân vật lý, thói quen xấu và bệnh tật.10 Proffit và cộng sự đã phân loại các nguyên nhân gây ra tình trạng lệch lạc khớp cắn thành ba loại, đó là các nguyên nhân đặc thù gây ra tình trạng lệch lạc khớp cắn, ảnh hưởng từ môi trường và ảnh hưởng di truyền.11 Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn một số yếu tố nguyên nhân nhưng chúng có thể được ngăn ngừa và giảm thiểu bằng cách thực hiện điều trị sớm trong thời gian thích hợp để làm giảm sự phức tạp của tình trạng lệch lạc khớp cắn. Các phương pháp điều trị ban đầu, được gọi là điều trị nắn chỉnh răng phòng ngừa và điều trị can thiệp, có thể được thực hiện trong giai đoạn phát triển của bộ răng khi trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn tăng trưởng.12 Chỉ số nhu cầu điều trị NCR (The index of orthodontic treatment need: IOTN) đã được Brook và Shaw phát triển năm 1989.13-17 Chỉ số này gồm hai phần: phần sức khỏe và thẩm mỹ răng. Trong mỗi phần chia ra thành các mức điều trị và từ đó xác định nhu cầu điều trị NCR.16,18 Đây là một chỉ số đánh giá nhanh, độ tin cậy lớn khi sử dụng trong cộng đồng và được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Hà Nội là một thành phố lớn, vị trí nằm tại vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là một thành phố mà trên địa bàn có đầy đủ cả nông thôn và thành thị, có sự phân hóa về mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Việc nghiên cứu nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng ở đối tượng trẻ 12 – 15 tuổi rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng và một số yếu tố liên quan của học sinh trong độ tuổi 12-15 tại thành phố Hà Nội”. Với mục tiêu: 1. Đánh giá nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng của học sinh từ 12-15 tuổi tại Hà Nội. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3596
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3111.pdf
  Restricted Access
3.53 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.