Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3592
Nhan đề: ÁP DỤNG THÔNG KHÍ KHÔNG XÂM NHẬP HỖ TRỢ ÁP LỰC ĐẢM BẢO THỂ TÍCH (AVAPS) Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Tác giả: VŨ, TRUNG KIÊN
Người hướng dẫn: TS., ĐỖ NGỌC SƠN
Từ khoá: Hồi sức cấp cứu;Áp dụng thông khí;thể tích (AVAPS);phổi tắc nghẽn mạn tính
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong ngày càng phổ biến 1,2. Hiện là nguyên nhân tử vong hàng thứ 4 thế giới và dự kiến là thứ 3 vào năm 2020 3. Bệnh nhân COPD chiếm khoảng trên 25% bệnh nhân tại khoa hồi sức cấp cứu 2. Tiên lượng ở đối tượng này là đặc biệt khó khi có đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập do có liên quan đến kéo dài thời gian nằm điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu 3, tăng tỷ lệ tử vong khi nhập viện và sau xuất viện4. Tỷ lệ tử vong khi nhập viện khoảng 8% - 25%5 và tỷ lệ tử vong trong vòng 1 năm sau xuất viện từ các khoa chăm sóc đặt biệt từ 35% đến 48%6 Đặc trưng của bệnh là tình trạng tắc nghẽn không hồi phục đường dẫn khí, dẫn đến giãn và ứ khí phế nang 7. Đợt cấp COPD là tình trạng nặng cấp tính cần phải xử trí kịp thời ngoài các điều trị chuẩn cho bệnh nhân đợt cấp COPD thì thông khí hỗ trợ là biện pháp hữu hiệu cứu sống bệnh nhân. Phương pháp thông khí nhân tạo không xâm nhập (TKNTKXN) đã được Meduri áp dụng từ năm 1987 trong điều trị đợt cấp COPD, và đặc biệt được quan tâm trong thập kỷ vừa qua. Do cải thiện chức năng hô hấp và khí máu, ưu thế về giảm tỷ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy8, tránh tai biến do đặt nội khí quản và mở khí quản9, cai máy thuận lợi, giảm số ngày điều trị, chi phí điều trị và trên hết là giảm tỷ lệ tử vong, nên các phương thức thở không xâm nhập được sử dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều loại máy thở ngày càng phù hợp cho phương thức này. Ở Việt nam, TKNTKXN đã được áp dụng trong điều trị đợt cấp COPD từ năm 1997 và một số nghiên cứu đã được thực hiện, tuy nhiên với số lượng mẫu nhỏ và phương tiện nghiên cứu cũng khác nhau nên kết quả cũng chưa thực sự thống nhất1,10,11. Phương pháp thông khí nhân tạo không xâm nhập thường được sử dụng như CPAP, BiPAP S/T, tuy nhiên các phương thức này cũng có những mặt hạn chế nhất định như: Đối với CPAP hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân còn tự thở bằng áp lực mức áp lực dương liên tục trong suốt chu kì thở, tuy nhiên mức áp lực hỗ trợ này không tự thay đổi được tự động khi người bệnh có những nhu cầu hỗ trợ thêm, phương thức này không hiệu quả trên bệnh nhân ứ đọng đờm dãi nhiều, khả năng hỗ trợ cơ hô hấp còn hạn chế do không hỗ trợ thêm được áp lực trong thì thở vào, ngoài ra còn đòi hỏi hệ thống mask kín khít trong quá trình thở máy nên không được ưu tiên dùng trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối với BiPAP (hoặc CPAP + PS) thì Vt thay đổi qua từng nhịp thở phụ thuộc vào mức áp lực dương thì thở vào (IPAP) cài đặt, độ giãn nở phổi và nỗ lực hít vào của người bệnh. Mức áp lực hỗ trợ và thời gian thở đều được đặt và cố định ban đầu để đảm bảo mức Vt mong muốn. Vì vậy còn mang tính chủ quan trong quá trình áp dụng. Thêm vào đó, khi bệnh nhân thay đổi tư thế, hoặc do rò khí không đều dẫn đến biến thiên Vt quá mức gây khó chịu cho người bệnh. Phương thức hỗ trợ áp lực đảm bảo thể tích (AVAPS) là phương thức có thể đảm bảo Vt trung bình cho mỗi nhịp thở nhờ phần mềm tính toán để đưa ra mức áp lực thích hợp tránh được các nhược điểm ở các phương thức CPAP, BiPAP. Trên thế giới đã có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả của AVAPS trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi mạn tính như tác giả Ciftci 34 2017 nghiên cứu trên 106 bệnh nhân, cho thấy tỉ lệ thở máy thành công là 76,4%, tác giả Hussein K [31] tỉ lệ này là 75%. Hiện nay chưa có nghiên cứu trong nước đánh giá hiệu quả của phương thức thở không xâm nhập hỗ trợ áp lực đảm bảo thể tích trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính . Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Áp dụng thông khí không xâm nhập hỗ trợ áp lực đảm bảo thể tích (AVAPS) ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính“ nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá đáp ứng lâm sàng, cận lâm sàng của phương thức thở không xâm nhập AVAPS ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 2. Nhận xét các thuận lợi và khó khăn khi áp dụng kĩ thuật thông khí không xâm nhập ( AVAPS) trong điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3592
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS3107.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.16 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.