Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3590
Nhan đề: ĐO ÁP LỰC HẬU MÔN TRỰC TRÀNG BẰNG KỸ THUẬT ĐỘ PHÂN GIẢI CAO Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH THỂ TIÊU CHẢY
Tác giả: BÙI, THANH TÙNG
Người hướng dẫn: PGS.TS, Nguyễn Thị Thanh Hương
Từ khoá: Nội khoa;Đo áp lực hậu môn trực tràng;hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến, chiếm tỷ lệ cao theo các nghiên cứu dịch tễ học. Ở các nước phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ và Úc, khoảng 10% đến 20% dân số nói chung đáp ứng tiêu chuẩn Rome III cho IBS1. Nhìn chung tỷ lệ này không có sự khác biệt nhiều giữa phương Đông và phương Tây. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Giang và CS, tỷ lệ mắc IBS theo tiêu chuẩn Rome II là 10,9% và không có sự khác biệt đáng kể giữa nữ và nam2. Trong một nghiên cứu của Canada, số bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thì thể tiêu chảy chiếm khoảng 35% 3. Khai thác bệnh sử và khám lâm sàng là cần thiết để xác định tình trạng bệnh. Phương tiện chẩn đoán hình ảnh như nội soi, chụp CT, MRI chỉ giúp các bác sĩ đánh giá bất thường về mặt cấu trúc, nhưng không cung cấp được thông tin về mặt chức năng hậu môn trực tràng. Nghiên cứu của Mulak A chỉ ra rằng rối loạn vận động cơ thắt gặp thường xuyên hơn trong tất cả các phân nhóm của IBS (41%) so với nhóm đối tượng khỏe mạnh (5%) (p <0,01) và ngưỡng cảm giác trực tràng thấp cũng thường thấy ở nhóm bệnh nhân tiêu chảy và hỗn hợp (p <0,01).4 Rối loạn chức năng hậu môn trực tràng (FAD) có thể gặp ở bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích là đại tiện không tự chủ (FI) (hay gặp ở bệnh nhân IBS-D)5, đau hậu môn chức năng (FAP)6 và rối loạn tống phân (FDD)7. Tỷ lệ FI trên bệnh nhân IBS gặp ở 19,7% (Hoa Kỳ) và 13,7% (Thụy Điển)8, còn các nghiên cứu trong cộng đồng tỷ lệ FDD ở các đối tượng IBS dao động từ 29% đến 87%.9 Các kỹ thuật thăm dò chức năng, trong đó có đo áp lực hậu môn trực tràng, đặc biệt kĩ thuật sử dụng độ phân giải cao (high resolution anorectal manometry – HRAM) có vai trò rất lớn trong việc chẩn đoán các rối loạn chức năng vùng hậu môn trực tràng.9,10 HRAM là thăm dò giúp đánh giá áp lực cơ thắt hậu môn, áp lực của trực tràng, sự phối hợp trong động tác thít – rặn cũng như nhận cảm của vùng hậu môn trực tràng nhằm sáng tỏ hơn về sinh bệnh học IBS (như cơ chế rối loạn nhu động đường tiêu hóa, cơ chế tăng mẫn cảm nội tạng…), cũng như giúp các bác sĩ tối ưu hóa việc điều trị. Tại Việt Nam, kỹ thuật này trước đây mới chỉ được triển khai sử dụng hệ thống máy truyền thống với catheter có 6 vị trí nhận cảm áp lực trên đối tượng trẻ em vì vậy chưa có các dữ liệu sử dụng HRAM cho các đối tượng bệnh nhân cụ thể, đặc biệt là đối tượng bệnh nhân IBS11. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đo áp lực hậu môn trực tràng bằng kỹ thuật độ phân giải cao ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy” với mục tiêu: Đánh giá áp lực hậu môn trực tràng bằng kỹ thuật độ phân giải cao ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3590
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS3105.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.36 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.