Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3585
Nhan đề: NHẬN XÉT KẾT QUẢ CỦA HAI PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM
Tác giả: ĐÀO, THỊ NGOAN
Người hướng dẫn: TS., Phan Thị Hiền
Từ khoá: Nhi khoa;Nhận xét kết quả;viêm dạ dày nhiễm Helicobacter pylori;trẻ em
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những nguyên nhân nhiễm khuẩn mạn tính phổ biến nhất trên thế giới với ước tính khoảng 50% dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này.1 Tỷ lệ lưu hành nhiễm H. pylori rất khác nhau liên quan đến địa lý, dân tộc, tuổi tác và các yếu tố kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc cao ở các nước đang phát triển và thấp hơn ở các nước phát triển. Trẻ em là lứa tuổi rất nhạy cảm với các bệnh lý nhiễm trùng trong đó có nhiễm H. pylori. Song hành với việc nhiễm H. pylori thì viêm dạ dày mạn tính cũng là bệnh lý liên quan đến nhiễm H.pylori thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày nhiễm H.pylori không đặc hiệu như đau bụng, buồn nôn, ợ hơi/ợ chua, chán ăn, thiếu máu thiếu sắt…và hiếm khi gây tình trạng nặng. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ viêm dạ dày mạn tính nhiễm H. pylori khi không điều trị dẫn tới các biến chứng như loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư gây ra chảy máu, thủng hoặc hẹp dạ dày tá trạng thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.2 Vì vậy, điều trị diệt H. pylori có vai trò quan trọng trong phòng ngừa các biến chứng do H. pylori gây ra. Tuy nhiên, chỉ định điều trị diệt H. pylori ở trẻ viêm dạ dày không kèm theo loét còn phụ thuộc vào sự thống nhất giữa gia đình và bác sỹ điều trị sau khi giải thích về lợi ích và nguy cơ của phác đồ diệt H. pylori, điều này làm cho các bác sỹ rất khó áp dụng trong thực hành lâm sàng. Trong khi đó, tỉ lệ kháng kháng sinh trên thế giới cũng như Việt Nam đang tăng lên như Amoxicilin từ 0,5 đến 50,5% và Metronidazole từ 25,2 đến 65,3% tùy nghiên cứu.3,4 dẫn đến tỉ lệ thất bại điều trị tăng cao của phác đồ cổ điển hay phác đồ trình tự.3,5 Ngoài ra, theo nghiên cứu của một số tác giả tỉ lệ tái nhiễm H. pylori sau điều trị ở trẻ em rất cao từ 2 đến 12,8% số trẻ mỗi năm6 hay theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà cho thấy tỉ lệ tái nhiễm H. pylori sau điều trị 1 năm là 22% và tuổi càng nhỏ tỉ lệ tái nhiễm sau điều trị càng cao.5 Năm 2016, Hiệp hội Tiêu hóa-Gan mật-Dinh dưỡng đã có những cập nhật về phác đồ điều trị với sự tăng liều lượng của các loại thuốc điều trị, kết hợp với bismuth nhằm tăng hiệu quả điều trị thành công H.pylori ở trẻ em.7 Xuất phát từ vấn đề này, chúng tôi đặt ra câu hỏi là “Việc điều trị H. pylori cho trẻ viêm dạ dày nhiễm H. pylori có cần thiết hay không và phác đồ điều trị phối hợp kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton liều cao hơn và bismuth có mang lại hiệu quả diệt H. pylori đối với trẻ em Việt Nam hay không”? Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nhận xét kết quả của hai phác đồ điều trị viêm dạ dày nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em” được thực hiện với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và giải phẫu bệnh viêm dạ dày không kèm theo loét có nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em. 2. So sánh sự cải thiện lâm sàng của hai phác đồ sử dụng Esomeprazole đơn thuần và phối hợp kháng sinh
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3585
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS3101.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.21 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.