Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3572
Title: KẾT QUẢ PHẪU THUẬT DẪN LƯU NÃO THẤT RA NGOÀI TRÊN BỆNH NHÂN TRÀN MÁU NÃO THẤT DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
Authors: TRẦN, MINH TÂN
Advisor: PGS.TS., KIỀU ĐÌNH HÙNG
Keywords: Ngoại khoa;phẫu thuật dẫn lưu não thất;tràn máu não thất;chấn thương sọ não
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: CTSN là một cấp cứu thường gặp trong ngoại khoa, chiếm 20- 30% tổng số bệnh nhân chấn thương. Khoảng 2/3 số bệnh nhân tử vong sau chấn thương là do CTSN1. CTSN bao gồm các thương tổn từ nhẹ như tụ máu dưới da đầu, rách da đầu, chấn động não đến các tổn thương nặng như máu tụ NMC, DMC, giập não, máu tụ trong não, chảy máu não thất… Có thể gây nguy hiểm tính mạng hay để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chảy máu não thất là trong hệ thống não thất có máu sau CTSN, thường gặp trong các trường hợp CTSN nặng, CMNT do chấn thương chiếm 1,5-7% các trường hợp CTSN, điều trị khó khăn, tiên lượng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao2,3. CMNT đơn thuần ít gặp, thường gặp CMNT kết hợp với các tổn thương trong não khác như giập não, tụ máu nội sọ. CMNT hay gặp ở não thất bên, não thất III, khi máu tràn ngập cả 4 não thất thì tỷ lệ tử vong rất cao, chiếm tới 80-100%4. CMNT là một cấp cứu khẩn cấp cần được chấn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên trên lâm sàng CMNT thường không có triệu chứng đặc hiệu, do vậy chấn đoán lâm sàng thường rất khó khăn. Từ khi có chụp cắt lớp vi tính (CLVT) việc chẩn đoán máu tụ nội sọ nói chung và CMNT nói riêng được xác định rõ ràng, do đó thái thái độ xử trí kịp thời và chính xác hơn5. Khi có tăng áp lực nội sọ trong CMNT thì vấn đề đặt ra là phải giảm áp. Phẫu thuật lấy máu tụ và có thể kèm theo giải tỏa não làm giảm áp lực cơ học và làm giảm tác động của máu tụ đến não nhưng đi kèm với đó là nguy cơ của một cuộc phẫu thuật lớn. Hiện tại, dẫn lưu não thất ra ngoài đang là một lựa chọn cho các trường hợp CMNT có giãn não thất cấp tính. Dẫn lưu não thất ra ngoài được chỉ định trong giai đoạn cấp tính của CMNT như một biện pháp điều trị cấp cứu nhằm kiểm soát áp lực nội sọ, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ngắn hạn6. Ở nước ta từ năm 1991, chụp CLVT đã đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và xử trí CTSN7,8. Việc áp dụng thang điểm Glassgow để đánh giá và phát hiện sớm sự thay đổi tri giác trên lâm sàng đã giúp thầy thuốc có thái độ xử trí đúng. Những tiến bộ của gây mê hồi sức đã góp phẫn cứu sống nhiều bệnh nhân9. Do đó các bệnh nhân CMNT do chấn thương được chẩn đoán chính xác hơn. Phẫu thuật dẫn lưu não thất ra ngoài đã được áp dụng khá phổ biến để điều trị chảy máu não thất tại các bệnh viện trong nước. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về phẫu thuật này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả phẫu thuật dẫn lưu não thất ra ngoài trên bệnh nhân tràn máu não thất do chấn thương sọ não” Với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh bệnh nhân tràn máu não thất do chấn thương sọ não được phẫu thuật tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. 2. Kết quả điều trị phương pháp dẫn lưu não thất ra ngoài trên bệnh nhân tràn máu não thất do chấn thương sọ não.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3572
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3088.pdf
  Restricted Access
1.72 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.