Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3568
Title: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG DỰ PHÒNG NÔN VÀ BUỒN NÔN CỦA ONDANSETRON, DEXAMETHASON VÀ METOCLOPRAMD TRONG VÀ SAU MỔ LẤY THAI DƯỚI GÂY TÊ TUỶ SỐNG
Authors: VŨ, VĂN HIỆP
Advisor: NGUYỄN, ĐỨC LAM
Keywords: Gây mê hồi sức;8720102
Issue Date: 2020
Abstract: Hiện nay, gây tê tủy sống (GTTS) là phương pháp vô cảm được sử dụng phổ biến nhất để mổ lấy thai, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, do những ưu điểm của phương pháp này: Kỹ thuật đơn giản, thời gian khởi tê nhanh, chất lượng vô cảm và độ giãn cơ tốt, sản phụ vẫn tỉnh để chứng kiến được giây phút đứa con trào đời đồng thời ít ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh… Tuy nhiên, gây tê tủy để mổ lấy thai cũng có một số tác dụng không mong muốn mà nôn và buồn nôn (NBN) là một trong những tác dụng không mong muốn đó, nó không chỉ ảnh hưởng tâm lý tới sản phụ, người nhà sản phụ mà còn gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật và hồi phục sau phẫu thuật… Tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ (NBNSM) theo Hội Gây mê hồi sức Hoa Kỳ khoảng 20-30% và lên đến 70- 80% ở những bệnh nhân có nguy cơ rất cao về buồn nôn và nôn sau mổ. 1,2 Buồn nôn và nôn sau GTTS để mổ lấy thai chiếm tỷ lệ cao khoảng 56% - 66% sau mổ. 3,4,5 Rất nhiều các yếu tố khác nhau có thể dẫn đến nôn, buồn nôn ở giai đoạn trong mổ lấy thai dưới GTTS như: Yếu tố tâm sinh lý, yếu tố phẫu thuật, lực co kéo phúc mạc nội tạng, hạ huyết áp nghiêm trọng không được điều trị, mất máu trong thời gian ngắn, sử dụng các thuốc opioid và các thuốc co hồi tử cung (oxytocin).4,6,7 Nôn có thể gây bục vết mổ, mất nước và điện giải làm chậm quá trình hồi phục. Đặc biệt có thể ảnh hưởng đến tính mạng cho sản phụ vì hầu hết các sản phụ có dạ dày đầy do đó làm tăng nguy cơ trào ngược vào phổi gây suy hô hấp nhanh chóng, kéo dài thời gian hồi tỉnh, thời gian nằm viện.8,9,10 Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về dự phòng nôn và buồn nôn sau GTTS để mổ lấy thai.11,12,13 Hay tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu dự phòng NBNSM của dexamethason đơn thuần hoặc phối hợp ondansetron sau gây tê tủy sống để mổ lấy thai.14,15 Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về nôn, buồn nôn ở giai đoạn trong mổ lấy thai dưới GTTS.16,17 Nôn, buồn 2 nôn chủ yếu xảy ra ở giai đoạn trong mổ và 6 giờ đầu sau mổ. 18,6 Ngoài việc ngăn ngừa được các biến chứng sau mổ, dự phòng nôn, buồn nôn trong mổ còn làm tăng sự hài lòng của bệnh nhân.19 Ondansetron là một chất đối kháng chọn lọc cao đối với thụ thể 5- hydroxytryptamine 3(5- HT3) và rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị buồn nôn và nôn do hóa trị liệu, trong và sau mổ. 20 Dexamethason có cơ chế tác dụng chống nôn chưa hoàn toàn được hiểu rõ, nhưng người ta cho rằng nó có tác dụng ức chế của tổng hợp prostaglandin và làm giảm giải phóng opioid nội sinh.21,22 Metoclopramid là một chất đối kháng thụ thể dopamine trung ương và ngoại biên, với tác dụng chống nôn trực tiếp trên vùng kích hoạt thụ thể hóa học. Các nghiên cứu lâm sàng đầu tiên về hiệu quả của metoclopramid trong phòng ngừa của NBNSM đã được xuất bản vào những năm 1966. Tuy nhiên, liều đáp ứng của metoclopramid trong phòng ngừa nôn, buồn nôn sau mổ chưa được xác định. Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về dự phòng nôn, buồn nôn trong và sau mổ của ondansetron, dexamethason hoặc metoclopramid sau GTTS để mổ lấy thai. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng dự phòng nôn và buồn nôn của ondansetron, dexamethason và metoclopramid trong và sau mổ lấy thai dưới gây tê tủy sống” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng dự phòng nôn và buồn nôn của ondansetron, dexamethason và metoclopramid trong và sau mổ lấy thai dưới gây tê tủy sống. 2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của các thuốc dự phòng nôn, buồn nôn nói trên
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3568
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0630.pdf
  Restricted Access
2.98 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.