Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3566
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚU ĐƠN NHÂN ĐỘC BẰNG PHẪU THUẬT CẮT MỘT THUỲ TUYẾN GIÁP TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
Tác giả: VŨ, MẠNH TRƯỜNG
Người hướng dẫn: TRẦN, NGỌC LƯƠNG
Từ khoá: Ngoại khoa;8720104
Năm xuất bản: 2020
Tóm tắt: Bướu đơn nhân độc tuyến giáp (Toxic adenoma) là một khối tân sinh đồng nhất có vỏ bọc rõ, tiết ra các hormone tuyến giáp mà không phụ thuộc sự kích thích của TSH, nằm trong một nhu mô tuyến bình thường. Bệnh tiến triển gây ra tăng tiết hormone giáp trong máu, biểu hiện ở bướu nhân khu trú và dấu hiệu cường giáp mà không có lồi mắt. Bướu đơn nhân độc tuyến giáp phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 601 . Là một nguyên nhân gây ra nhiễm độc giáp, tỷ lệ mắc bướu đơn nhân độc tuyến giáp thay đổi trên khắp thế giới, và tỷ lệ hiện mắc cao hơn được quan sát thấy ở những vùng thiếu iốt từ nhẹ đến trung bình. Trước khi có điều trị dự phòng bằng iốt, ở một số khu vực của Thụy Sĩ và Đức, bướu đơn nhân độc tuyến giáp chiếm hơn 30% các trường hợp nhiễm độc giáp2 . Tại Việt Nam chưa có thống kê toàn quốc về bướu đơn nhân độc. Theo Tạ Văn Bình tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương số người đến khám bệnh cường giáp chiếm 40% trong số người bệnh khám về nội tiết và nữ giới chiếm 95%3 . Cùng là bệnh gây ra cường giáp, nhưng khác với Basedow có nguyên nhân tự miễn, bệnh bướu đơn nhân độc có nguyên nhân do đột biến soma, hình thành nhân tự chủ tăng khả năng hấp thu I ốt. Sự ra đời của chụp xạ hình giúp chẩn đoán phân biệt bướu nhân độc có nhân tăng hoạt khu trú với basedow có tăng hấp thu I ốt lan tỏa. Chẩn đoán bướu đơn nhân độc tuyến giáp dựa trên khám lâm sàng những dấu hiệu nhiễm độc giáp, xét nghiệm tăng chức năng tuyến giáp và chụp xạ hình. Tuy nhiên, chụp xạ hình tuyến giáp chưa được phổ biến rộng rãi tại các tuyến trong nước, đưa đến những khó khăn trong chẩn đoán phân biệt hai bệnh này. 2 Phương pháp điều trị cường giáp ở bệnh bướu đơn nhân độc tuyến giáp và basedow cũng có những điểm khác biệt. Do nguồn gốc khiếm khuyết cấu trúc phân tử, bướu đơn nhân độc tuyến giáp không thể tự khỏi. Vì vậy, khi nhân giáp tự trị được chẩn đoán là cường giáp cận lâm sàng hoặc cường giáp thực sự thì chỉ định điều trị là loại bỏ bướu. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu để điều trị triệt để bệnh bướu đơn nhân độc tuyến giáp là phương pháp điều trị bằng I131 và phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật cắt một thùy tuyến giáp là đủ để điều trị nhanh, giải quyết tận gốc tình trạng cường giáp mà không phải điều trị tái phát, điều trị suy giáp sau mổ dễ dàng hơn4, 5 . Việc ứng dụng nhiều tiến bộ y học mới như dao cắt đốt siêu âm làm giảm tỷ lệ tai biến và biến chứng, giúp phẫu thuật an toàn hơn6, 7 . Tại Việt Nam, trong khi có nhiều nghiên cứu về phẫu thuật điều trị Basedow, chưa có nghiên cứu đầy đủ về phẫu thuật điều trị bướu đơn nhân độc tuyến giáp. Mặt khác, qua thực hành lâm sàng, chúng tôi đôi khi bắt gặp một số trường hợp chẩn đoán nhầm bướu nhân độc tuyến giáp thành Basedow. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bướu đơn nhân độc bằng phẫu thuật cắt một thùy tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương” Với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh bướu đơn nhân độc tuyến giáp được phẫu thuật tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. 2. Nhận xét kết quả phẫu thuật cắt một thùy tuyến giáp điều trị bướu đơn nhân độc tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3566
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0628.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.89 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.