Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3564
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn, Quốc Thái | - |
dc.contributor.advisor | Nguyễn, Quang Tuấn | - |
dc.contributor.author | PHÙNG, ĐÌNH THỌ | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-24T09:10:22Z | - |
dc.date.available | 2022-02-24T09:10:22Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3564 | - |
dc.description.abstract | Nhồi máu cơ tim là một cấp cứu tim mạch thường gặp với tỷ lệ biến chứng cao, trong đó sốc tim là một trong những biến chứng nặng của nhồi máu cơ tim. Sốc tim xảy ra ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim với tỷ lệ 6-10% và vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, với tỷ lệ tử vong trong viện trên 50%.1 Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim góp phần giảm tỷ lệ tử vong chung, nhưng tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim có biến chứng sốc tim vẫn không giảm.2 Vì vậy, tiên lượng chính xác và sớm bệnh nhân có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến các quyết định điều trị (kịp thời sử dụng các thiết bị hỗ trợ tuần toàn cơ học tránh suy đa tạng không hồi phục). Hiện nay không có nhiều các thang điểm tiên lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim có sốc tim. Hầu hết các thang điểm hiện nay có nhiều hạn chế như: gồm nhiều thông số, các thông số phức tạp khó đánh giá được ngay tại phòng can thiệp, áp dụng cho cả các đối tượng sốc tim không phải do nhồi máu cơ tim, xây dựng từ các nghiên cứu nhỏ. Gần đây có thang điểm IABP SHOCK II được xây dựng từ dữ liệu của thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng IABP-SHOCK II, thang điểm này đơn giản và tiên lượng tốt tử vong sớm (30 ngày) ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có sốc tim. Thang điểm đã được nội kiểm và ngoại kiểm qua các nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tính khả thi của thang điểm này ở quần thể bệnh nhân Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Giá trị thang điểm IABP SHOCK II trong tiên lượng tử vong sớm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có shock tim”, với các mục tiêu: 2 1. Khảo sát tỉ lệ tử vong trong 30 ngày và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có shock tim được can thiệp động mạch vành qua da. 2. Đánh giá giá trị thang điểm IABP-SHOCK II trong tiên lượng tử vong trong 30 ngày ở các bệnh nhân nói trên. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 3 1.1 Nhồi máu cơ tim cấp................................................................................ 3 1.1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán (theo định nghĩa toàn cầu lần thứ 4 về NMCT). ...3 1.1.2 Phân loại lâm sàng nhồi máu cơ tim.................................................. 5 1.1.3 Biến chứng của nhồi máu cơ tim....................................................... 9 1.2 Nhồi máu cơ tim biến chứng sốc tim ..................................................... 13 1.2.1 Dịch tễ học...................................................................................... 13 1.2.2 Sinh lý bệnh.................................................................................... 14 1.2.3 Phân loại giai đoạn nhồi máu cơ tim biến chứng sốc tim................. 16 1.2.4 Điều trị nhồi máu cơ tim biến chứng sốc tim................................... 16 1.3 Các thang điểm đánh giá nguy cơ tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có sốc tim............................................................................................... 23 1.3.1 Thang điểm IABP-SHOCK II (2017).............................................. 23 1.3.2 Thang điểm nguy cơ CardShock (2015) dự báo tỷ lệ tử vong trong viện.24 1.3.3 Biểu đồ dự báo tử vong trong vòng 30 ngày của Jin M Cheng (2015)...25 1.3.4 Thang điểm dự báo tỷ lệ tử vong trong viện của Klein (2005) ........ 26 1.3.5 Thang điểm dự báo tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày của Lynn A. Sleeper (2005)........................................................................................... 27 1.3.6 Thang điểm GUSTO (1999) dự báo tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày..28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 29 2.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 29 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn ......................................................................... 29 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................... 29 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 30 2.2.1 Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 30 2.2.2 Địa điểm ......................................................................................... 30 2.2.3 Thiết kế cứu nghiên cứu.................................................................. 30 2.2.4 Quy trình nghiên cứu........................................................................ 30 2.2.5. Các bước tiến hành thủ thuật chụp và can thiệp động mạch vành.... 31 2.2.6. Tiêu chuẩn thành công .................................................................... 33 2.2.7. Phương pháp đánh giá kết quả can thiệp ĐMV qua da .................... 33 2.2.8. Một số khái niệm có sử dụng trong nghiên cứu............................... 34 2.3 Phân tích và xử lý số liệu........................................................................ 34 2.4 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................... 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 36 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 36 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................... 36 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu........... 38 3.2 Đặc điểm liên quan đến tử vong sớm (30 ngày) của đối tượng nghiên cứu... 47 3.2.1. Tỷ lệ tử vong sớm (30 ngày) của đối tượng nghiên cứu................... 47 3.2.2 Một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ tử vong sớm của bệnh nhân trong nghiên cứu ................................................................................................ 47 3.3. Đánh giá giá trị của thang điểm IABP-SHOCK II ................................. 58 3.3.1. Phân bố điểm IABP-SHOCK II..................................................... .58 3.3.2. Tỷ lệ tử vong theo phân loại nguy cơ. ............................................. 59 3.3.3. Giá trị thang điểm IABP-SHOCK II................................................ 60 3.3.4. Thang điểm IABP-SHOCK II đối với bệnh nhân sử dụng thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học................................................................................ .63 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 65 4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................. 65 4.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới .................................................................. 65 4.1.2 Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ....................................................... 66 4.1.3 Đặc điểm lâm sàng........................................................................... 68 4.1.4 Đặc điểm về một số can thiệp hồi sức .............................................. 69 4.1.5 Đặc điểm cận lâm sàng..................................................................... 70 4.1.6 Đặc điểm chụp và can thiệp mạch vành............................................ 76 4.2 Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có sốc tim. ........................................................................................................ 78 4.3 Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong sớm (30 ngày) của nghiên cứu. .. 78 4.3.1 Liên quan giữa tần số tim, huyết áp với tỷ lệ tử vong sớm................ 78 4.3.2 Liên quan giữa xét nghiệm lúc vào viện với tỷ lệ tử vong sớm......... 79 4.3.3 Liên quan giữa tỷ lệ bạch cầu lympho với tỷ lệ tử vong sớm............ 81 4.3.4 Liên quan giữa các can thiệp hồi sức với tỷ lệ tử vong sớm.............. 81 4.3.5 Liên quan giữa mức độ hở van hai lá với tỷ lệ tử vong sớm ............. 82 4.3.6 Liên quan giữa dòng chảy (TIMI) sau can thiệp với tỷ lệ tử vong sớm... 82 4.4 Giá trị của thang điểm IABP-SHOCK II ................................................ 83 4.5 So sánh giá trị thang điểm IABP-SHOCK II (2017) với thang điểm của Klein (2015)................................................................................................. 85 4.6. Sử dụng thang điểm IABP-SHOCK II để chỉ định sử dụng thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học. ......................................................................................... 86 4.6.1. Chỉ định sử dụng IABP. .................................................................. 86 4.6.2. Chỉ định sử dụng ECMO................................................................. 86 KẾT LUẬN................................................................................................. 87 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Nội Tim Mạch | vi_VN |
dc.subject | 8720107 | vi_VN |
dc.title | GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM IABP-SHOCK II TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG SỚM Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ SHOCK TIM | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0626.pdf Restricted Access | 2.88 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.