Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3563
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn, Thị Bạch Yến | - |
dc.contributor.advisor | Lê, Tuấn Thành | - |
dc.contributor.author | LÊ, THỊ THẢO | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-24T09:10:01Z | - |
dc.date.available | 2022-02-24T09:10:01Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3563 | - |
dc.description.abstract | Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử tế bào cơ tim do thiếu máu cơ tim một cách đáng kể và liên tục. Đây là một cấp cứu nội khoa rất thường gặp với biểu hiện lâm sàng có thể từ biến cố mạch vành nhẹ đến tình trạng lâm sàng nặng nề, thậm chí tử vong 1 . Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 6 triệu người bị bệnh lý mạch vành, trong đó NMCT cấp chiếm 3% dân số trên 20 tuổi 2 . Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ hội chứng vành cấp nhập viện chiếm 4,6% và bệnh tim thiếu máu cục bộ chiếm 18,3% trong số các bệnh lý tim mạch 3 . Số bệnh nhân NMCT ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Tỷ lệ bệnh nhân vào viện vì NMCT cấp năm 2003 là 4,2%, đến năm 2007 đã tăng lên 9,1% 3 . Mặc dù có nhiều tiến bộ trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh lý mạch vành, tỷ lệ biến chứng và tử vong do NMCT vẫn còn cao. Tại châu Âu, tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng sau NMCT cấp không ST chênh lên có giảm, tuy nhiên còn ở mức cao – 6,3% 4 . Có nhiều yếu tố tiên lượng biến cố ở bệnh nhân NMCT đã được nghiên cứu gồm yếu tố lâm sàng (tuổi cao, giới, bệnh lý kèm theo, tiền sử bản thân, gia đình, nhịp tim, huyết áp, suy tim…) 5, 6, 7 , yếu tố cận lâm sàng (điện tim, tăng bạch cầu, tăng glucose máu lúc nhập viện …)8 , và một số dấu ấn sinh học (Troponin Ths, CK-MB, CRP, NT-proBNP…)9 . Các yếu tố này đã được tích hợp trong các thang điểm đánh giá nguy cơ như TIMI, GRACE, và đã được áp dụng trong thực hành lâm sàng để đánh giá, tiên lượng nguy cơ cho bệnh nhân NMCT 10 . Siêu âm tim từ lâu đã là thăm dò không xâm lấn có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng NMCT qua các thông số như phân suất tống máu thất trái 2 EF, thể tích thất trái cuối thì tâm trương (Vd), thể tích thất trái cuối thì tâm thu (Vs)… 11, 12 . Gần đây một số nghiên cứu cũng cho thấy các thông số chức năng thất phải như biên độ di động vòng van ba lá thì tâm thu (TAPSE), chỉ số đánh giá ứ huyết phổi ULCs trên siêu âm phổi cũng có giá trị tiên lượng bệnh nhân suy tim và NMCT cấp 13, 14 . Tác giả Gigliola Bedetti (2010) đã nghiên cứu tích hợp 3 thông số EF, TAPSE và ULCs thành thang điểm siêu âm tim phổi trong đánh giá bệnh nhân hội chứng vành cấp và đã cho thấy thang điểm này có giá trị tốt trong tiên lượng 15 . Tại Việt Nam đã có các nghiên cứu về phân suất tống máu EF, TAPSE… trong nhóm bệnh nhân NMCT 16, 17, nghiên cứu thang điểm siêu âm tim phổi trong tiên lượng bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên 18, nhưng chưa có nghiên cứu về thang điểm siêu âm tim phổi ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp không có ST chênh lên. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thang điểm siêu âm Doppler tim (EF, TAPSE thất phải và ULCs) ở bệnh nhân NMCT cấp không có ST chênh lên”, nhằm hai mục tiêu: 1. Khảo sát thang điểm siêu âm Doppler tim (EF, TAPSE và ULCs) ở bệnh nhân NMCT cấp không có ST chênh lên. 2. Tìm hiểu giá trị của thang điểm siêu âm Doppler tim. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 3 1.1. Tổng quan về nhồi máu cơ tim ................................................................ 3 1.1.1. Định nghĩa toàn cầu lần thứ tư về nhồi máu cơ tim 19: ...................... 3 1.1.2. Đặc điểm sinh bệnh học của thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim. .. 4 1.1.3. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên................... 5 1.1.4. Biến chứng của nhồi máu cơ tim....................................................... 9 1.1.5. Chiến lược điều trị hội chứng động mạch vành cấp không có ST chênh lên .......................................................................................... 10 1.1.6. Một số yếu tố và thang điểm tiên lượng trong nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên.......................................................................... 11 1.2. Siêu âm tim, phổi và thang điểm siêu âm Doppler tim, phổi ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên. ......................................... 19 1.2.1. Siêu âm tim ở bệnh nhân NMCT cấp.............................................. 19 1.2.2. Siêu âm phổi đánh giá chỉ số ULCs................................................ 25 1.2.3. Thang điểm siêu âm tim - phổi (ECOscore) ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim.................................................................................................... 29 1.3. Một số nghiên cứu về thang điểm ECOscore ở Việt Nam và thế giới .... 30 CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 32 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................... 32 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ............................................................ 32 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân......................................................... 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 33 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 33 2.3.2. Các bước nghiên cứu ...................................................................... 34 2.3.3. Phương tiện nghiên cứu .................................................................. 36 2.3.4. Các biến số chính của nghiên cứu................................................... 37 2.3.5. Phương pháp thu thập các thông số nghiên cứu .............................. 38 2.3.6. Xử lý số liệu ................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 43 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu........................................... 43 3.1.1. Đặc điểm nhân trắc học của bệnh nhân nghiên cứu......................... 43 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu................................ 44 3.1.3. Đặc điểm xét nghiệm máu của đối tượng nghiên cứu...................... 45 3.1.4. Đặc điểm động mạch thủ phạm và điện tim của đối tượng nghiên cứu..46 3.2. Đặc điểm thang điểm ECOscore............................................................ 47 3.2.1. Đặc điểm siêu âm tim phổi, thang điểm ECOscore ......................... 47 3.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân theo các mức thang điểm Siêu âm tim phổi........... 48 3.3. Liên quan giữa thang điểm siêu âm Doppler tim với một số thang điểm tiên lượng khác (TIMI, GRACE)............................................................ 50 3.3.1. Phân tầng nguy cơ bệnh nhân nghiên cứu theo ECOscore so với 2 thang điểm lâm sàng......................................................................... 50 3.3.2. Một số mối tương quan của thang điểm ECOscore với các yếu tố tiên lượng khác........................................................................................ 51 3.3.3. So sánh giá trị tiên lượng biến cố chính và tử vong trong 6 tháng đầu của thang điểm siêu âm tim phổi với một số thang điểm khác .......... 53 CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN........................................................................... 65 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................ 65 4.1.1. Đặc điểm về nhân trắc và các yếu tố nguy cơ ................................. 65 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu....................................... 67 4.1.3. Đặc điểm xét nghiệm máu của đối tượng nghiên cứu...................... 68 4.2. Đặc điểm về siêu âm tim, phổi và thang điểm ECOSORE của bệnh nhân nghiên cứu.............................................................................................. 69 4.2.1 Đặc điểm về siêu âm tim, phổi và thang điểm ECOsore của bệnh nhân nghiên cứu........................................................................................ 69 4.2.2. Bàn luận về mối tương quan của thang điểm ECOscore với các yếu tố khác.............................................................................................. 71 4.3. Mối liên quan giữa thang điểm siêu âm Doppler tim phổi với một số thang điểm tiên lượng khác .................................................................... 72 HẠN CHẾ................................................................................................... 77 KẾT LUẬN................................................................................................. 78 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Nội Tim mạch | vi_VN |
dc.subject | 8720107 | vi_VN |
dc.title | THANG ĐIỂM SIÊU ÂM DOPPLER TIM (EF, TAPSE THÁT PHẢI VÀ ULC) Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CẤP KHÔNG CÓ ST CHÊNH LÊN | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0625.pdf Restricted Access | 2.17 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.