Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3554
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn, Anh Tuấn | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN, THU HÀ | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-24T09:06:47Z | - |
dc.date.available | 2022-02-24T09:06:47Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3554 | - |
dc.description.abstract | Chấn thương thần kinh ngoại biên chi trên là một nhóm bệnh hay gặp có nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, thể thao hoặc tai nạn sinh hoạt, hoặc do mâu thuẫn xã hội gây ra, thường để lại di chứng thần kinh đáng kể như về mặt vận động liệt hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay hay liệt các dây thần kinh ngoại biên chi trên, rối loạn cảm giác và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh 1 . Các triệu chứng gợi ý chấn thương hoặc chèn ép thần kinh ngoại biên bao gồm liệt vận động, rối loạn cảm giác, mất phản xạ, rối loạn thần kinh thực vật trong vùng chi phối của dây, đám rối thần kinh. Trong chấn thương thần kinh ngoại biên tỷ lệ gặp khá cao chấn thương thần kinh quay, gây liệt thần kinh là một tàn tật nghiêm trọng về chức năng của bàn tay, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, lao động hàng ngày của người bệnh 2 . Cơ chế của tổn thương thần kinh quay gồm sự kéo căng, cắt đứt hoặc dập nát, chèn ép vào dây thần kinh theo cơ chế trực tiếp hoặc gián tiếp 3 . Điện sinh lý thần kinh cơ có vai trò quan trọng, giống như cánh tay nối dài của bác sĩ lâm sàng, giúp đánh giá chính xác định khu và mức độ lan rộng của tổn thương, phân loại theo mức độ nặng dựa trên tổn thương về mặt sinh lý bệnh học (neupraxia, aoxonotmesis, neurotmesis)4,5 qua đó đánh giá khả năng hồi phục, hỗ trợ chỉ định can thiệp ngoại khoa (ghép thần kinh ngoại biên trong phẫu thuật bắc cầu 2 đầu tổn thương, chuyển vạt thần kinh cơ hoặc phẫu thuật chỉnh hình tái tạo chức năng), đồng thời thăm khám điện sinh lý lâm sàng lặp lại rất quan trọng cho việc theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị 6 . Nghiên cứu toàn diện về đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh cơ cũng như thiết lập mối liên quan giữa định khu tổn thương, mức độ nặng của tổn thương, tiến triển theo thời gian với khả năng hồi phục của người bệnh sẽ 2 giúp cho việc chẩn đoán sớm, tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh theo từng giai đoạn tổn thương. Ở Việt Nam, các dữ liệu nghiên cứu về tổn thương thần kinh ngoại biên do chấn thương nói chung và thần kinh quay nói riêng còn rất hạn chế, bệnh viện Việt Đức là trung tâm ngoại khoa với số lượng bệnh nhân hàng đầu cũng như nguồn bệnh nhân đến từ khắp các khu vực miền Bắc – miền Trung là địa điểm cho phép thực hiện nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu có tính chất đại diện cao. Xuất phát từ những ý trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý thần kinh trong tổn thương thần kinh quay do chấn thương” tại bệnh viện Việt Đức từ năm 2019 tới 2020 nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tổn thương thần kinh quay do chấn thương. 2. Mô tả đặc điểm điện sinh lý ở bệnh nhân tổn thương thần kinh quay do chấn thương | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1. Sơ lược giải phẫu thần kinh quay........................................................ 3 1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong tổn thương thần kinh quay .... 8 1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế của tổn thương thần kinh quay .............. 8 1.2.2. Phân loại các chấn thương thần kinh ngoại biên ....................... 10 1.2.3. Sinh lý bệnh sau chấn thương thần kinh ngoại biên .................. 11 1.3. Triệu chứng lâm sàng và định khu chẩn đoán liệt thần kinh quay ...... 19 1.3.1. Tổn thương vùng hõm nách dưới xương đòn ............................ 19 1.3.2. Tổn thương ở cánh tay .............................................................. 20 1.3.3. Tổn thương trước cánh tay và cẳng tay ..................................... 22 1.3.4. Tổn thương thần kinh gian cốt sau............................................ 22 1.3.5. Tổn thương nhánh nông............................................................ 23 1.4. Chẩn đoán phân biệt .......................................................................... 23 1.5. Cận lâm sàng ..................................................................................... 24 1.5.1. Cơ sở sinh lý của phương pháp ghi điện cơ............................... 25 1.5.2. Các yếu tố đóng vai trò quyết định chức năng của đơn vị vận động. ............................................................................................ 26 1.5.3. Nguyên lý của máy ghi điện cơ và điện cực.............................. 26 1.5.4. Quy trình làm điện sinh lý thần kinh cơ khỏa sát tổn thương thần kinh quay...................................................................................... 27 1.5.5. Các cận lâm sàng thăm dò khác ................................................ 31 1.6. Sơ lược điều trị tổn thương thần kinh quay do chấn thương.................. 32 1.6.1. Điều trị bảo tồn......................................................................... 32 1.6.2. Phẫu thuật................................................................................. 33 1.7. Các nghiên cứu điện sinh lý tổn thương thần kinh quay..................... 33 1.7.1. Các nghiên cứu về thần kinh quay trên thế giới ........................ 33 1.7.2. Các nghiên cứu điện sinh lý về thần kinh ngoại biên tại Việt Nam .. 35 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 37 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 37 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ................................................ 37 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân................................................... 37 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................... 37 2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 37 2.4. Quy trình nghiên cứu......................................................................... 37 2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................... 38 2.6. Các biến số nghiên cứu...................................................................... 38 2.7. Công cụ thu thập số liệu .................................................................... 41 2.7.1. Đặc điểm lâm sàng ................................................................... 41 2.7.2. Đặc điểm điện sinh lý thần kinh................................................ 42 2.8. Phương pháp quản lí phân tích số liệu ............................................... 44 2.8.1. Phân tích số liệu........................................................................ 44 2.8.2. Sai số và khống chế sai số......................................................... 44 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 45 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 47 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu .............................................. 47 3.2. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng của chấn thương thần kinh quay. 50 3.3. Đặc điểm điện sinh lý của chấn thương thần kinh quay. .................... 55 3.4. Mối liên quan giữa lâm sàng và điện sinh lý thần kinh cơ.................. 60 Chương 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 64 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu .............................................. 64 4.1.1. Đặc điểm về giới và tuổi. .......................................................... 64 4.1.2. Đặc điểm về nguyên nhân chấn thương, thời gian chấn thương. 65 4.2. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng của chấn thương thần kinh quay. 66 4.3. Đặc điểm điện sinh lý của chấn thương thần kinh quay ..................... 70 4.4. Mối liên quan giữa lâm sàng và điện sinh lý thần kinh quay.............. 78 KẾT LUẬN................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Thần kinh | vi_VN |
dc.subject | 8720107 | vi_VN |
dc.title | ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN SINH LÝ THẦN KINH TRONG TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAY DO CHẤN THƯƠNG | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0616.pdf Restricted Access | 2.55 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.