Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3551
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNGUYỄN, XUÂN THÙY-
dc.contributor.authorNGUYỄN, THÁI SƠN-
dc.date.accessioned2022-02-24T09:05:08Z-
dc.date.available2022-02-24T09:05:08Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3551-
dc.description.abstractCổ chân là vùng có chức năng quan trọng bởi vì trọng lượng toàn bộ cơ thể được truyền qua cổ chân và vận động tùy thuộc nhiều vào tình trạng vững của các khớp ở đây. Gãy mắt cá chân là dạng gãy xương vùng cổ chân khá phổ biến với những tổn thương thường gặp là: gãy mắt cá trong, gãy 1/3 dưới xương mác (ở trên, dưới hoặc ngang mức dây chằng chày mác dưới), toác mộng chày mác, trật khớp chày sên, gãy mắt cá sau, tổn thương hệ thống dây chằng. Nguyên nhân của gãy mắt cá chân là do chấn thương, có thể do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hay tai nạn lao động. Trong đó thường gặp nhất là do tai nạn giao thông. Cơ chế gẫy thường là gián tiếp làm cho bàn chân xoay ngoài và sấp còn tư thế ngửa và xoay trong ít gặp hơn, gây ra đứt hệ thống dây chằng, gẫy xương, trật khớp chầy sên. Thương tổn phức tạp ảnh hưởng lớn tới chức năng của khớp chày sên, một khớp chịu lực quan trọng của cơ thể. Gãy mắt cá ảnh hưởng tới khớp cổ chân, nơi chịu sức nặng của toàn thân, do vậy đòi hỏi phải có một phương pháp điều trị đúng, phục hồi tốt giải phẫu, trả lại chức năng mới tránh được những di chứng của khớp cổ chân cho người bệnh1,2 . Gãy kín mắt cá chân được điều trị theo phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên đây là một loại gẫy khó nắn chỉnh, nếu không phục hồi tốt giải phẫu sẽ gây nên những di chứng trong điều trị bảo tồn: đau khớp cổ chân khi vận động, can lệch, viêm thoái hóa khớp, cứng khớp 3 . Vì vậy điều trị bảo tồn ngày càng ít, chỉ áp dụng cho loại gẫy không di lệch. Trái lại điều trị bằng phẫu thuật ngày càng phổ biến, với các kỹ thuật kết hợp xương vững chắc, phục hồi tốt cấu trúc giải phẫu học, sinh cơ học và các 2 đặc điểm vùng cổ chân vì vậy khớp cổ chân được cố định vững chắc, giúp cho khớp được hoạt động sớm, hạn chế được các di chứng sau chấn thương4,5 . Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học về phẫu thuật kết hợp xương trong gãy mắt cá chân như: Lane (1894); Coonrad và Bugg (1954); nhóm AO (1958); Burwell và Charnley (1965); Ali, Mc Laren và O’connor (1987); Nguyễn Quang Long (1973); Đoàn Lê Dân (1986); Nguyễn Văn Tâm (1997); Nguyễn Hữu Ngọc (2003); Bùi Trọng Danh (2008); Ma Ngọc Thành (2010)… Các nghiên cứu và báo cáo này dã thu được kết quả tốt ở phần lớn các trường hợp. Để đánh giá kết quả điều trị gãy kín mắt cá chân bằng phương pháp phẫu thuật, góp phần cho việc điều trị gẫy mắt cá chân đạt kết quả tốt, tránh được các di chứng chấn thương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả phẫu thuật gẫy kín mắt cá chân tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân gãy kín mắt cá chân tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín mắt cá chân tại bệnh viện hữu nghị Việt Đứcvi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 3 1.1. Giải phẫu học khớp cổ chân..................................................................... 3 1.1.1. Cấu tạo xương................................................................................... 3 1.1.2. Hệ thống dây chằng và bao khớp....................................................... 5 1.1.3. Liên quan vùng cổ chân..................................................................... 7 1.1.4. Sinh lý và chức năng khớp cổ chân. .................................................. 9 1.2. Cơ chế chấn thương và giải phẫu bệnh học.............................................. 9 1.3. Phân loại gẫy mắt cá chân. .................................................................... 12 1.3.1. Phân loại của Lauge-Hansen. .......................................................... 12 1.3.2. Phân loại theo Danis Weber ........................................................... 13 1.3.3. Phân loại theo AO .......................................................................... 14 1.4. Lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. .......................................................... 16 1.4.1. Lâm sàng......................................................................................... 16 1.4.2. X quang........................................................................................... 16 1.4.3. X- Quang động................................................................................ 20 1.4.4. Chụp CT- Scanner........................................................................... 20 1.4.5. Chụp cộng hưởng từ........................................................................ 20 1.5. Sơ lược lịch sử nghiên cứu và điều trị gẫy mắt cá chân. ........................ 21 1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới....................................................... 21 1.5.2. Một số nghiên cứu trong nước có liên quan..................................... 23 1.6. Các phương pháp điều trị gẫy mắt cá chân. ........................................... 24 1.6.1. Điều trị bảo tồn. .............................................................................. 24 1.6.2. Điều trị phẫu thuật........................................................................... 25 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu....................................... 32 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 33 2.2.1. Phương pháp ................................................................................... 33 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................... 33 2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 33 2.2.4. Thực hiện quá trình nghiên cứu....................................................... 33 2.2.5. Quy trình phẫu thuật........................................................................ 35 2.2.6. Tập phục hồi chức năng. ................................................................. 37 2.2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................... 37 2.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .................................................. 44 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 44 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 45 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................ 45 3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới ..................................................................... 45 3.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp và nguyên nhân chấn thương....................... 46 3.2. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh................................................ 48 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 48 3.2.2. Đặc điểm tổn thương trên phim chẩn đoán hình ảnh........................ 49 3.2.3. Phân loại tổn thương xương ............................................................ 51 3.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật .................................................................. 53 3.3.1. Đánh giá kết quả trong phẫu thuật................................................... 53 3.3.2. Đánh giá kết quả gần sau phẫu thuật ............................................... 54 3.3.3. Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật ................................................. 55 3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chung sau phẫu thuật .............. 57 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 60 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................ 60 4.1.1. Đặc điểm chung về tuổi................................................................... 60 4.1.2. Đặc điểm chung về giới................................................................... 61 4.1.3. Đặc điểm về nguyên nhân chấn thương........................................... 62 4.1.4. Sơ cứu ban đầu trước khi vào viện .................................................. 64 4.2. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của đối tượng nghiên cứu ....... 65 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 65 4.2.2. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh.......................................................... 67 4.3. Kết quả gần sau phẫu thuật.................................................................... 71 4.3.1. Thời điểm phẫu thuật ...................................................................... 71 4.3.2. Phương pháp kết hợp xương............................................................ 73 4.3.3. Kết quả phục hồi giải phẫu khớp ..................................................... 74 4.3.4. Tai biến, biến chứng sau phẫu thuật ................................................ 75 4.3.5. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật.................................................. 76 4.3.6. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật.................................................... 77 4.3.7. Kết quả xa sau phẫu thuật................................................................ 78 4.3.8. Kết quả xa sau phẫu thuật và một số yếu tố liên quan...................... 79 KẾT LUẬN................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectNgoại khoavi_VN
dc.subject8720104vi_VN
dc.titleKẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY KÍN MẮT CÁ CHÂN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨCvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0613.pdf
  Restricted Access
2.75 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.