Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3541
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNGUYỄN, DUY HÙNG-
dc.contributor.authorNGUYỄN, THỊ XOAN-
dc.date.accessioned2022-02-24T04:35:55Z-
dc.date.available2022-02-24T04:35:55Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3541-
dc.description.abstractChấn thương đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) chỉ chiếm 1% trong đa chấn thương nhưng ảnh hưởng đến chức năng vận động và cảm giác của chi trên, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (BN). 1 Chấn thương ĐRTKCT thường gặp ở người trẻ và nguyên nhân chính do tai nạn giao thông. Điều trị và tiên lượng của chấn thương ĐRTKCT phụ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương và thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật. Chấn thương ĐRTKCT được chia thành tổn thương trước hạch và sau hạch dựa vào vị trí hạch gai. Việc phân loại này do tổn thương trước hạch và sau hạch có phương thức phẫu thuật và tiên lượng khác nhau. 2 Chẩn đoán đúng giúp đưa đến phẫu thuật kịp thời, làm tăng khả năng phục hồi các triệu chứng thần kinh cho BN. 3 Chẩn đoán chấn thương đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) dựa vào lâm sàng, điện cơ, chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên, lâm sàng và điện cơ hạn chế trong đánh giá vị trí và mức độ của tổn thương. Cộng hưởng từ (CHT) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn giúp đánh giá về vị trí, hình thái, mức độ tổn thương của cả thành phần trước hạch và sau hạch. 4 Các nghiên cứu trước đây cho thấy CHT cung cấp nhiều thông tin hơn siêu âm, điện cơ hay điện thế gợi cảm giác thân thể trong mổ (intraoperative somatosensory evoked potentials) trong đánh giá chấn thương ĐRTKCT. 5-7 CHT là phương pháp không xâm lấn có giá trị chẩn đoán tương tự cắt lớp vi tính (CLVT) tủy cản quang trong đánh giá tổn thương trước hạch, ngoài ra còn cho phép đánh giá thêm tổn thương sau hạch, tránh được nhiễm xạ và dùng thuốc cản quang. 8 Các máy CHT có từ lực thấp chủ yếu đánh giá tổn thương trước hạch và hạn chế đánh giá tổn thương sau hạch.2 Máy CHT 3.0 Tesla (T) có chỉ số tín hiệu-nhiễu cao hơn các máy trước đây giúp nâng cao 2 chất lượng hình ảnh trong đánh giá cả thành phần trước hạch và sau hạch của ĐRTKCT. 4,9 Trên thế giới, một số nghiên cứu đã mô tả hình ảnh CHT của tổn thương ĐRTKCT mà không có tiêu chuẩn vàng. 10,11 Một số nghiên cứu đánh giá giá trị của CHT trong chẩn đoán tổn thương trước hạch của ĐRTKCT do chấn thương đối chiếu với CLVT tủy cản quang. 12 Các nghiên cứu so sánh giá trị của các dấu hiệu CHT với phẫu thuật chủ yếu tiến hành trên máy có từ trường thấp và tập trung đánh giá tổn thương trước hạch. 13-16 Tại Việt Nam, có ít nghiên cứu và chưa đánh giá đầy đủ về đặc điểm hình ảnh và giá trị của CHT 3.0T trong chẩn đoán CTĐRTKCT. 17,18 Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán chấn thương đám rối thần kinh cánh tay” với 2 mục tiêu: 1. Đặc điểm hình ảnh chấn thương đám rối thần kinh cánh tay trên cộng hưởng từ 3.0 Tesla. 2. Xác định giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán một số tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN............................................................................. 3 1.1. Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay ................................................... 3 1.1.1. Cấu tạo và chức năng ..................................................................... 3 1.1.2. Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay trên cộng hưởng từ............... 6 1.2. Đặc điểm chấn thương đám rối thần kinh cánh tay ............................... 9 1.2.1. Cơ chế chấn thương........................................................................ 9 1.2.2. Nguyên nhân chấn thương............................................................ 10 1.2.3. Vị trí chấn thương ........................................................................ 10 1.2.4. Phân loại tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.......................... 10 1.3. Chẩn đoán chấn thương đám rối thần kinh cánh tay ........................... 11 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng ................................................................... 11 1.3.2. Các phương pháp cận lâm sàng .................................................... 12 1.3.3. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ chấn thương đám rối thần kinh cánh tay.................................................................................................. 18 1.4. Điều trị............................................................................................... 21 1.4.1. Điều trị bảo tồn............................................................................. 21 1.4.2. Điều trị phẫu thuật........................................................................ 22 1.5. Các nghiên cứu về cộng hưởng từ chấn thương đám rối thần kinh cánh tay trên thế giới và tại Việt Nam ................................................ 26 1.5.1. Trên thế giới................................................................................. 26 1.5.2. Tại Việt Nam................................................................................ 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 29 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................. 29 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 30 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 30 2.2.2. Sơ đồ nghiên cứu.......................................................................... 30 2.2.3. Chọn mẫu..................................................................................... 31 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu................................................................ 31 2.2.5. Quy trình chụp cộng hưởng từ...................................................... 31 2.2.6. Biến số nghiên cứu....................................................................... 35 2.2.7. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ..................................... 37 2.2.8. Xử lý hình ảnh và số liệu.............................................................. 37 2.3. Đạo đức nghiên cứu............................................................................ 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 40 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................... 40 3.1.1. Đặc điểm theo tuổi và giới............................................................ 40 3.1.2. Đặc điểm chấn thương.................................................................. 41 3.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ chấn thương đám rối thần kinh cánh tay. ............................................................................................. 45 3.2.1. Đặc điểm hình ảnh chung của cộng hưởng từ trong chấn thương đám rối thần kinh. .................................................................................. 45 3.2.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ tổn thương trước hạch trong chấn thương đám rối thần kinh............................................................... 46 3.2.3. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ tổn thương sau hạch trong chấn thương đám rối thần kinh cánh tay................................................. 48 3.3. Giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán một số tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ..................................................... 53 3.3.1. Giá trị của CHT 3.0 T trong chẩn đoán nhổ rễ hoàn toàn ĐRTKCT. .............................................................................................. 53 3.3.2. Giá trị của CHT 3.0T trong chẩn đoán đứt rễ sau hạch ĐRTKCT. 54 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 55 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ............................................... 55 4.1.1. Đặc điểm theo tuổi và giới............................................................ 55 4.1.2. Đặc điểm chấn thương.................................................................. 55 4.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của chấn thương đám rối thần kinh cánh tay ...................................................................................... 62 4.2.1. Đặc điểm hình ảnh chung của cộng hưởng từ chấn thương đám rối thần kinh cánh tay............................................................................. 62 4.2.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của tổn thương trước hạch trong chấn thương đám rối thần kinh cánh tay........................................ 63 4.2.3. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ tổn thương sau hạch trong chấn thương đám rối thần kinh cánh tay................................................. 68 4.3. Giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán một số tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ..................................................... 72 4.3.1. Giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán tổn thương nhổ rễ hoàn toàn trước hạch. .................................................................. 72 4.3.2. Giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán tổn thương đứt rễ hoàn toàn sau hạch. ...................................................................... 75 KẾT LUẬN................................................................................................. 77 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectChẩn đoán hình ảnhvi_VN
dc.subject8720111vi_VN
dc.titleĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 3.0 TESLA TRONG CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAYvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0603.pdf
  Restricted Access
3.21 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.