Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3540
Title: KẾT QUẢ KIỂM SOÁT ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN KHI NHỔ RĂNG KHÔN
Authors: NGUYỄN, HỮU TÂN
Advisor: TS., HOÀNG KIM LOA
Keywords: Răng Hàm Mặt;Kết quả kiểm soát;phương pháp gây tê;nhổ răng khôn
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Lo lắng nha khoa là lo lắng liên quan đến những lần hẹn khám răng và các bước điều trị bệnh răng miệng. Ở Mỹ, có khoảng 50% dân số đã từng lo lắng khi khám răng.1 Trung Quốc tỉ lệ này là 30%.2 Ở Thổ Nhĩ Kỳ, tỉ lệ này là 45.2% ở nữ và 38.2% ở nam.3 Bệnh nhân quá lo lắng sẽ tránh né đến khám bác sĩ, bệnh răng miệng không được khám và điều trị. Kết quả bệnh càng nặng hơn, các triệu chứng càng trở nên trầm trọng khiến bệnh nhân càng lo lắng hơn.3 Hơn nữa, lo lắng còn tăng cảm nhận đau, khiến cảm nhận đau hơn và kéo dài hơn, có thể dẫn đến chẩn đoán sai trong thử nghiệm tủy.4 Nguyên nhân lo lắng bao gồm tiếng ồn, sự rung lắc từ các thiết bị cắt như tay khoan, mùi của thuốc hoặc vật liệu sử dụng trong nha khoa, đặc biệt là đau trong quá trình tiêm tê nhổ răng. Bởi vì nhổ răng có thể gây đau, nên gây tê là điều cần thiết để giảm đau trong khi điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân thường rất sợ đau do tiêm tê hơn là đau do điều trị.5,6 Cảm giác đau trong quá trình tiêm tê phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau: 1. Xuyên kim qua mô, 2. Áp lực bơm thuốc, 3. Tốc độ bơm thuốc. Các yếu tố khác có thể kể đến như nhiệt độ của thuốc tê, cảm giác xúc giác của kim tê. Ngày nay, đa số các bác sĩ thường sử dụng hệ thống bơm tiêm thông thường. Khi sử dụng bơm tiêm thường, tốc độ và áp lực bơm thuốc phụ thuộc vào bác sĩ thực hiện, không được kiểm soát một cách chính xác. Trong khi đó, với hệ thống bơm tiêm điện, chúng ta có thể kiểm soát chính xác tốc độ bơm và điều chỉnh áp lực bơm bằng bộ vi xử lí và hệ thống kiểm soát motor điện. Các yếu tố chúng ta kiểm soát càng chính xác thì càng giảm được cảm giác đau cho bệnh nhân.7 Phẫu thuật nhổ răng khôn là một thủ thuật thường gặp 2 trong răng hàm mặt. Hạn chế cảm giác đau khi gây tê giúp bệnh nhân thoải mái, an tâm, nâng cao kết quả điều trị. Trên thế giới đã có nhiều đề tài đánh giá hiệu quả của bơm tiêm điện, Mark Hoachman và cộng sự thông báo bơm tiêm điện giảm đau từ 2 đến 3 lần so với bơm tiêm thông thường.7 Tarynn Witten cho thấy bơm tiêm điện giảm đau, giảm lo lắng và dễ sử dụng.8 Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của bơm tiêm điện khi nhổ răng khôn. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả kiểm soát đau của phương pháp gây tê bằng bơm tiêm điện khi nhổ răng khôn” với hai mục tiêu: 1. Mô tả mức độ lo lắng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân có chỉ định nhổ răng khôn tại Viện đào Tạo Răng Hàm Mặt và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019-2020. 2. Đánh giá kết quả gây tê bằng bơm tiêm điện ở bệnh nhân có nhổ răng khôn tại Viện đào tạo Răng Hàm Mặt và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019-2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3540
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3084.pdf
  Restricted Access
1.79 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.