Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3539
Nhan đề: | ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI KHI MÁU ĐỘNG MẠCH VÀ ĐIỆN GIẢI Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHẪU THUẬT TÁN SỎI THẬN QUA DA |
Tác giả: | KHƯƠNG, HẢI YẾN |
Người hướng dẫn: | TS., Vũ Hoàng Phương |
Từ khoá: | Gây mê hồi sức;Đánh giá thay đổi;máu động mạch và điện giải;phẫu thuật tán sỏi thận qua da |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp trên thế giới và ở nước ta, tỉ lệ sỏi thận chiếm 70-75%, sỏi bể thận chiếm khoảng 33% 1. Sỏi đài, bể thận và niệu quản gây ra nhiều biến chứng và những tổn thương nghiêm trọng cho đường tiết niệu do tắc nghẽn đường bài xuất và gây nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam hiện nay, các phương pháp can thiệp ít xâm lấn ngày càng được sử dụng nhiều trong điều trị sỏi thận nói chung và sỏi đài thận nói riêng như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi ngược dòng ống mềm, lấy sỏi nội soi sau phúc mạc. Hiện nay tán sỏi qua da (TSQD) được coi là lựa chọn hàng đầu để điều trị sỏi thận lớn (kích thước từ 2cm trở lên) và sỏi san hô với những ưu điểm mất máu ít, mức độ đau giảm, phục hồi nhanh, giảm thời gian nằm viện 2,3. Nhìn chung TSQD là phương pháp tương đối an toàn với tỉ lệ biến chứng thấp hơn mổ mở lấy sỏi. Các biến chứng hay gặp của TSQD bao gồm chảy máu và sốt sau mổ, tổn thương các tạng xung quang vùng chọc đài bể thận như đại tràng, lách, gan, màng phổi, phổi là hiếm gặp4. Quá trình bơm rửa nước thực hiện trong quá trình tán sỏi thận có mục đích bơm rửa máu chảy ra từ chỗ đặt ống nong ở tổ chức nhu mô thận, làm giảm nhiệt độ ở đầu que đốt lazer tạo điều kiện thuận lợi cho qúa trình tán sỏi, tránh gây tổn thương mô xung quanh do nhiệt sinh ra. Tuy nhiên, quá trình bơm rửa này có thể gây ra rối loạn nước điện giải và thăng bằng kiềm toan cho bệnh nhân. Dung dịch NaCl 0,9% là dùng dịch rửa thường được sử dụng trong lâm sàng hiện nay. Sự hấp thu dịch rửa vào cơ thể có thể trực tiếp qua các tĩnh mạch hoặc qua phúc mạc, lượng nước hấp thu lớn có thể dẫn đến quá tải tuần hoàn, rối loạn điện giải, rối loạn huyết động 5,6. Tác giả Malhotra và cộng sự nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi khối lượng nước rửa hấp thụ, thời gian và tốc độ chảy của dịch rửa trong TSQD 7. Atici S và cộng sự (2001) đã tiến hành nghiên cứu trên 21 bệnh nhân TSQD thấy rằng các bệnh nhân này sau mổ có xu hướng hạ natri máu và nhiễm toan chuyển hóa.8 Koroglu A và cộng sự (2003) không thấy có sự thay đổi đáng kể trong xét nghiệm điện giải đồ và huyết động ở những bệnh nhân sử dụng dung dịch NaCl 0,9% làm dịch rửa trong TSQD. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây phương pháp tán sỏi qua da đang ngày càng phổ biến cùng với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, các loại thiết bị máy móc cho phẫu thuật như máy siêu âm, nội soi. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào về mức độ thay đổi về khí máu, nước điện giải và thăng bằng kiềm toan trên những bệnh nhân tán sỏi qua da sử dụng dụng dung dịch NaCl 0,9% làm dung dịch rửa trong quá trình tán sỏi. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải ở bệnh nhân được phẫu thuật tán sỏi thận qua da” được tiến hành với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá sự thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trước và sau mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da dưới gây tê tủy sống 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da dưới gây tê tủy sống. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3539 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
20THS3083.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.21 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.