Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3537
Title: KẾT QUẢ PHỤC HỒI THÂN RĂNG SAU MẤT NHIỀU TỔ CHỨC ĐÃ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA BẰNG CHỐT LIỀN CHỤP NĂM 2019-2020
Authors: HOÀNG, ĐÌNH PHÚC
Advisor: TS., CHU THỊ QUỲNH HƯƠNG
Keywords: Răng Hàm Mặt;Kết quả phục hồi thân răng sau;điều trị nội nha bằng chốt liền chụp
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Điều trị nội nha thành công không chỉ phụ thuộc vào kết quả điều trị hệ thống ống tủy mà còn phụ thuộc vào kĩ thuật phục hồi lại thân răng. Tuy nhiên phục hồi chức năng các răng khuyết hổng mô cứng sau điều trị nội nha vẫn là một thách thức trên lâm sàng do sự thay đổi của đặc tính vật lý, giảm sức căng và giảm độ cứng của mô ngà[1]. Sự lưu giữ vật liệu phục hồi và phục hình thường rất kém, do đó chốt kết hợp với các vật liệu tạo cùi là một phương pháp có nhiều ưu điểm, khắc phục lực dán và lưu giữ phục hình[2]. Mặc dù việc sử dụng chốt đã đạt được thành công trên lâm sàng, nhược điểm của hệ thống này là phải loại bỏ một phần mô cứng để lắp chốt vào ống tủy[3]. Nhiều tác giả nhận thấy rằng chốt gây trở ngại cho sự kháng lại nứt gãy cơ học của răng đã điều trị[4]. Để tránh nứt gãy chân răng, các phương pháp phục hồi khác đã được đề xuất, trong đó có hệ thống chốt liền chụp. Chốt liền chụp là thiết kế cùi và chụp thành một khối[5], do đó là một phục hình nguyên khối. Khác với cách lưu giữ thông thường sử dụng chốt trong ống tủy, chốt liền chụp được neo vào phần bên trong của buồng tủy và trên các miệng ống tủy, do đó dẫn đến cả việc lưu giữ cơ học và vi cơ học bằng các thành ngà và xi măng dính[6]. Chốt liền chụp có ưu điểm là loại bỏ lượng mô cứng thấp hơn so với các kỹ thuật khác, và với thời gian thực hiện thấp hơn nhiều. Ngoài ra, các ứng suất nhai nhận được tại giao diện răng/phục hình sẽ được hấp thụ hợp lý hơn dọc theo cấu trúc răng được phục hồi[7]. Tùy thuộc vào vật liệu được chọn: vật liệu tổng hợp bằng sứ, composite hoặc kim loại, phục hình có thể trở nên cứng hơn cấu trúc răng (trong trường hợp sứ hoặc kim loại) hoặc tương tự về mặt sinh học với răng (trong trường hợp vật liệu composite). Do đó, loại vật liệu cũng có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả của chốt liền chụp. Mặc dù chốt liền chụp ngày càng phổ biến, nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu lâm sàng nào thực hiện tại Việt Nam để đánh giá hiệu. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Kết quả phục hồi thân răng sau mất nhiều tổ chức đã điều trị nội nha bằng chốt liền chụp năm 2019-2020”. Với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng các răng được chỉ định phục hồi thân răng bằng chốt liền chụp tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội và Trung tâm kĩ thuật cao, Viện đào tạo Răng hàm mặt Đại học Y Hà Nội năm 2019-2020. 2. Đánh giá kết quả phục hồi thân răng sau mất nhiều tổ chức cứng đã điều trị nội nha bằng chốt liền chụp ở nhóm đối tượng trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3537
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3082.pdf
  Restricted Access
1.57 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.