Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3536
Title: TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI KIỂM SOÁT TẦN SỐ THẤT Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ MẠN TÍNH KHÔNG DO BỆNH VAN TIM TẠI VIỆN TIM MẠCH QUỐC GIA
Authors: NGUYỄN, THỊ HIỀN
Advisor: TS., TRẦN VĂN ĐỒNG
Keywords: Tim mạch;bệnh nhân rung nhĩ mạn tính;kiểm soát tần số thất;tính không do bệnh van tim
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Rung nhĩ (RN) là một rối loạn nhịp tim thường gặp và có tỷ lệ tăng lên theo tuổi 1,2. Tỷ lệ mắc RN ở nam cao hơn ở nữ3. Tỷ lệ ước tính RN ở người lớn hiện nay dao động từ 2%-4% (trên toàn cầu có 46,3 triệu người mắc RN trong năm 2016). Dự kiến tăng 2- 3 lần trong thập kỉ tới. Ở Châu Âu, cứ 3 người trên 55 tuổi có 1 người bị RN 4. Đây là một nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ do thiếu máu não cục bộ, làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần, chiếm khoảng 15% tất cả các trường hợp đột quỵ. RN có triệu chứng cũng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, chức năng và hoạt động của tim, làm tăng nguy cơ suy tim gấp 3 lần. Nó liên quan đến chi phí y tế cao hơn cũng như làm tăng nguy cơ tử vong gấp 2 lần nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân2,5. Tại Việt Nam RN chiếm 1,1% ở người trên 60 tuổi tại Miền Bắc và 1,5% ở bệnh viện Hương Trà thành phố Huế6. Theo khuyến cáo mới của ESC 2020, quản lý điều trị bệnh nhân RN theo mô hình ABC4: A là chống đông và dự phòng đột quỵ, B là kiểm soát triệu chứng tốt hơn, C là phát hiện và điều trị các yếu tố nguy cơ và bệnh đồng mắc. Để kiểm soát triệu chứng thì cần phải điều trị kiểm soát tần số hoặc kiểm soát nhịp tim. Vậy kiểm soát tần số hay kiểm soát nhịp đem lại hiệu quả cao hơn cho bệnh nhân RN? Trước đây, điều trị chuyển nhịp thường được ưa chuộng hơn kiểm soát tần số dựa trên cơ sở cho rằng chuyển nhịp có thể ổn định huyết động và giảm tần suất hình thành huyết khối. Tuy nhiên chuyển nhịp cần phải sử dụng thuốc chống loạn nhịp lâu dài, thường không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả (hơn 50% tái phát rung nhĩ cho dù đã được chuyển nhịp thành công ban đầu) và nó còn liên quan tới nhiều tác dụng phụ, bao gồm cả tử vong. Hơn nữa nhiều trường hợp sẽ không phù hợp nếu sử dụng thuốc chống loạn nhịp để duy trì nhịp xoang. Các nghiên cứu công bố gần đây ví dụ như nghiên cứu của tác giả Olshansky và cộng sự năm 2004 “The Atrial Fibrilation Follow-up Investigation of Rhythm Management” (AFFIRM)7 cho thấy không có sự khác biệt về biến cố tử vong tim mạch ở cả hai nhóm: nhóm kiểm soát tần số và nhóm chuyển nhịp. Thậm chí nhóm kiểm soát tần số có xu hướng giảm tỉ lệ biến cố gộp hơn (tử vong tim mạch, nhập viện tình trạng suy tim, huyết khối - thuyên tắc, xuất huyết nghiêm trọng, cấy máy tạo nhịp hay tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc chống loạn nhịp)7,8. Mục đích của việc kiểm soát tần số thất là để thiết lập lại tần số thất sao cho phù hợp với từng bệnh nhân, giảm triệu chứng, cải thiện huyết động, phòng ngừa suy tim và giảm các biến cố tim mạch 8. Tuy nhiên kiểm soát tần số thất như thế nào vẫn chưa được chú trọng nhiều không chỉ với các bác sĩ tại bệnh viện tuyến quận, huyện mà còn với các bệnh viện tuyến trung ương. Ở Việt Nam nghiên cứu về kiểm soát tần số thất trong điều trị rung nhĩ còn hạn chế. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới kiểm soát tần số thất ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính không do bệnh van tim tại Viện Tim Mạch Quốc Gia” nhằm 2 mục tiêu: 1. Khảo sát thực trạng kiểm soát tần số thất khi nghỉ ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính không do bệnh van tim tại Viện Tim Mạch Quốc Gia. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới kiểm soát tần số thất ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính không do bệnh van tim tại Viện Tim Mạch Quốc Gia.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3536
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3081.pdf
  Restricted Access
1.75 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.