Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3527
Title: NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CẢM XÚC - HÀNH VI TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ TRẺ MẮC BỆNH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO
Authors: TRẦN THỊ, ÁI
Advisor: 1 .TS., Nguyễn Thị Thanh Mai
2. TS., Bùi Ngọc Lan
Keywords: Nhi khoa;bệnh bạch cầu cấp dòng lympho;yếu tố liên quan đến cảm xúc;hành vi , điều trị
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Bệnh bạch cầu cấp hay còn gọi là lơ xê mi cấp, là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm xấp xỉ 30% trong tất cả các bệnh ung thư, trong đó bạch cầu cấp dòng lympho (ALL) mắc nhiều hơn gấp năm lần so với bạch cầu cấp dòng tủy.1 Đây là bệnh của hệ thống tạo máu do sự tăng sinh không kiểm soát được của một hay nhiều tế bào non ác tính, chủ yếu gặp ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi (49,5%), trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ (tỉ lệ nam/nữ là 1,33).2 Tỉ lệ sống sót sau 5 năm lên đến 90% ở những trẻ được chẩn đoán ALL dưới 14 tuổi.3 Quá trình điều trị ALL kéo dài từ 2 đến 3 năm và hóa trị là liệu pháp đóng vai trò then chốt để đạt được lui bệnh hoàn toàn. Trong quá trình điều trị này, trẻ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi, từ môi trường sống đến những người chăm sóc. Đồng thời, các loại hóa chất này thường gây ra những tác dụng phụ như sốt, nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, chán ăn, đau đớn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc và hành vi (do sử dụng corticosteroid – thành phần chính nhất ảnh hưởng tâm lý, hành vi và nhận thức của trẻ), rụng tóc,...4,5 Trong đó, sốt giảm bạch cầu hạt, đau, buồn nôn và nôn là tình trạng phổ biến, nặng nề nhất, xuất hiện trực tiếp và kéo dài trong suốt quá trình điều trị. Việc sử dụng hóa trị liệu gây tình trạng nôn, buồn nôn xảy ra lên tới 70% ở trẻ điều trị ung thư.6 Đau cũng là triệu chứng hay tồn tại ở trẻ em mắc ALL và thường gặp nhất trong năm đầu của quá trình điều trị.7 Những biểu hiện này tác động đồng thời, tùy các mức độ khác nhau, không những ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị mà còn làm trẻ lo lắng, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ về thể chất, cảm xúc, hành vi và chất lượng cuộc sống của trẻ em mắc ALL. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai (2011) trên 101 trẻ mắc ung thư từ năm 2008 đến năm 2010 cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa các triệu chứng do bệnh và điều trị ung thư với mức độ rối loạn cảm xúc và hành vi, với r = 0,52 – 0,64 (p < 0,01). Thêm vào đó, nghiên cứu cũng ghi nhận tỉ lệ rối loạn trầm cảm và lo âu xuất hiện cao tại thời điểm bắt đầu điều trị (40,6% và 38,6%), những rối loạn này cũng có mối tương quan chặt chẽ với các triệu chứng xuất hiện trong quá trình điều trị.8 Vì vậy, kiểm soát đau, nôn, buồn nôn và các tác dụng phụ của hóa chất song song với phát hiện, can thiệp triệu chứng cảm xúc và hành vi trong quá trình điều trị hóa chất là những vấn đề quan trọng, có thể góp phần nâng cao kết quả điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ mắc ALL. Trong nhiều năm gần đây, khoa Ung thư – Bệnh viện Nhi Trung ương đã chú trọng sử dụng các thuốc giảm đau, chống nôn, hạ sốt nhằm làm giảm nhẹ các tác động của những triệu chứng này đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho bệnh nhi mắc ung thư trong quá trình hóa trị liệu. Tuy nhiên còn ít có nghiên cứu quan tâm đến cảm xúc – hành vi trong quá trình điều trị trẻ bị bạch cầu cấp dòng lympho. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm của cảm xúc – hành vi trong quá trình điều trị trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho tại khoa Ung thư – Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến cảm xúc – hành vi trong quá trình điều trị trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3527
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3071.pdf
  Restricted Access
1.35 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.