Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3518
Nhan đề: | ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT ĐỐT SÓNG CAO TẦN NHÂN LÀNH TUYẾN GIÁP TRÊN 3 CM |
Tác giả: | NGUYỄN, THỊ HÀ |
Người hướng dẫn: | Bùi, Văn Giang |
Từ khoá: | Chẩn đoán hình ảnh;8720111 |
Năm xuất bản: | 2020 |
Tóm tắt: | Nhân lành tuyến giáp (NLTG) là bệnh lý rất phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ phát hiện NLTG từ 20%- 76% trong cộng đồng. Tại Việt Nam, tỷ lệ phát hiện NLTG gần đây tăng nhiều nhờ tầm soát bệnh bằng siêu âm vùng cổ. Mỗi năm có khoảng 115.000 người được khám và chữa bệnh NLTG 1 . Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị hoặc điều trị muộn, bướu giáp to ra có thể gây các triệu chứng chèn ép như khó thở, nuốt vướng, nuốt nghẹn, nói khàn…gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân. Vì vậy, việc gia tăng tỷ lệ phát hiện NLTG trên siêu âm cũng đòi hỏi cần phải lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, vừa có hiệu quả vừa có ít tai biến, biến chứng cho người bệnh. Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh lý NLTG gồm có: điều trị nội khoa, phẫu thuật và các biện pháp can thiệp như tiêm cồn, đốt laser, đốt sóng cao tần, trong đó điều trị nội khoa và phẫu thuật tỷ lệ tai biến, biến chứng khá cao so với các phương pháp khác 2 . Điều trị nội khoa bằng Levothyroxine có thể gây ra các triệu chứng cường giáp như lo lắng, hồi hộp, đổ mồ hôi, hoặc run, trong khi các biến chứng phẫu thuật bao gồm các biến chứng của vô cảm, nhược giáp thứ phát, và gây sẹo xấu ảnh hưởng thẩm mỹ 3… Trong những năm gần đây, điều trị NLTG bằng các biện pháp can thiệp đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến, thể hiện tính ưu việt so với các phương pháp điều trị truyền thống 4,5 . Phương pháp đốt sóng cao tần (Radiofrequency ablation – RFA) bắt đầu được áp dụng vào điều trị nhân tuyến giáp (NTG) từ năm 2002, trong đó chủ yếu là nhân lành. Nhiều nghiên cứu đã nhận định rằng RFA có tỷ lệ biến chứng thấp hơn so với điều trị nội khoa và phẫu thuật, bảo tồn được chức năng tuyến giáp, và rút ngắn thời gian 2 nằm viện 1, 6-7 . Đối với các nhân giáp kích thước lớn, RFA có thể sử dụng kỹ thuật "di chuyển kim" để đốt nhân giáp trong một lần chọc trong khi đốt nhân giáp bằng laser phải chọc kim lại nhiều lần 8,9 . Phương pháp này cũng không gây rò rỉ cồn làm tổn thương tổ chức xung quanh như phương pháp tiêm cồn 8, 10. Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu về đáp ứng sau điều trị cũng như các tai biến, biến chứng của kỹ thuật đốt sóng cao tần NLTG với các chỉ số đánh giá và quy mô khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay số lượng báo cáo về các vấn đề trên vẫn còn rất hạn chế. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân có nhân lành tuyến giáp trên 3cm. 2. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật đốt sóng cao tần nhân lành tuyến giáp trên 3 cm. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3518 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2020THS0602.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.26 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.