Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3515
Nhan đề: | XÁC ĐỊNH TẦN SUẤT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG GLUCOSE MÁU Ở TRẺ ĐẺ NON DƯỚI 32 TUẦN |
Tác giả: | PHẠM, THỊ MAI |
Người hướng dẫn: | Nguyễn, Thị Quỳnh Nga |
Từ khoá: | Nhi khoa;8720106 |
Năm xuất bản: | 2020 |
Tóm tắt: | Tăng glucose máu một vấn đề thường gặp ở đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh và phổ biến hơn ở trẻ đẻ non (ĐN) và nhẹ cân. Tỷ lệ trẻ sơ sinh rất nhẹ cân là từ 4% đến 8% trẻ sinh ra sống nhưng tỷ lệ tử vong của nhóm này chiếm khoảng một phần ba tỷ lệ tử vong trong thời kỳ sơ sinh. 1 Nhiều trẻ trong số này không dung nạp glucose dẫn đến tăng glucose máu. Có nghiên cứu cho thấy trẻ có trọng lượng lúc sinh nhỏ hơn 1100g có nguy cơ tăng glucose máu gấp 18 lần trẻ sơ sinh nặng hơn 2000g. 2 Mặc dù, tăng glucose máu chiếm tỷ lệ cao ở trẻ ĐN và nhẹ cân, nhưng đến nay chưa có định nghĩa rõ ràng về tăng glucose máu ở trẻ sơ sinh. 3 Đẻ non là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong sinh bệnh học của tăng glucose máu. Ngoài ra, nồng độ cao các chất trung gian hóa học như cytokine và catecholamine gây kháng insulin, sự gia tăng sản xuất glucose ở gan, các tế bào beta của tuyến tụy non nớt chưa đủ khả năng hoạt động bài tiết insulin gây nên tình trạng thiếu hụt insulin tương đối. 4 Một số yếu tố ảnh hưởng glucose máu ở trẻ sơ sinh liên quan trong quá trình mang thai và cuộc đẻ bao gồm: tuổi thai, cân nặng lúc sinh, điểm Apgar, mẹ dùng steroid trước sinh, mẹ mắc các bệnh lý nặng như: nhiễm trùng huyết, shock nhiễm khuẩn… Sau khi sinh, trong quá trình điều trị trẻ được sử dụng các thuốc như: truyền dung dịch glucose lớn hơn so với nhu cầu, truyền dung dịch lipid tốc độ cao và sớm, dùng corticoid, cafein, stress… chậm cho ăn đường miệng có thể gây tăng glucose máu ở trẻ sơ sinh. 5 Tăng glucose máu thường gặp ở trẻ sơ sinh 3-5 ngày tuổi, tuy nhiên cũng có thể kéo dài đến 10 ngày tuổi và thường tự điều chỉnh trong vòng 2-3 ngày. 6 Tăng glucose máu xảy ra ở trẻ sơ sinh rất nhẹ cân đã được tìm thấy liên quan tới các biến chứng liên quan như: xuất huyết não thất (XHNT), bệnh 2 võng mạc trẻ đẻ non (BVMĐN), nhiễm trùng huyết khởi phát muộn, viêm ruột hoại tử (VRHT), kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong7… Không những vậy, các biến chứng còn để lại những di chứng nặng nề như ảnh hưởng đến thị lực, phát triển tinh thần - vận động… của trẻ. Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương là cơ sở tiếp nhận và điều trị nhiều trẻ đẻ non rất nhẹ cân đặc biệt là nhóm trẻ đẻ non dưới 32 tuần. Những bệnh nhân này được xem là đối tượng có nguy cơ cao xuất hiện tăng glucose máu trong quá trình điều trị. Xác định được các yếu tố nguy cơ của tăng glucose máu ở những bệnh nhân này giúp bác sĩ sẽ có những biện pháp dự phòng và can thiệp sớm nhằm tránh những di chứng nặng nề cho người bệnh. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định tần suất và một số yếu tố liên quan đến tăng glucose máu ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần” nhằm hai mục tiêu: 1. Xác định tần suất tăng glucose máu ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần tại bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tăng glucose máu ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3515 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2020THS0599.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 3.06 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.