Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3500
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Thị Thu Hà-
dc.contributor.advisorVŨ, Minh Hoàn-
dc.contributor.authorTRẦN, THANH PHƯƠNG-
dc.date.accessioned2022-02-23T08:05:07Z-
dc.date.available2022-02-23T08:05:07Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3500-
dc.description.abstractHội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ, thường kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm 1,2,3 . Trong đó, hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ là nguyên nhân thường gặp nhất với biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay kèm một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Ngọc Ân, tỷ lệ mắc THCSC đứng hàng thứ 2 sau thoái hóa cột sống thắt lưng và chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp 1 . Hiện nay, hội chứng cổ vai cánh tay do THCSC không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà còn hay gặp ở độ tuổi lao động. Bệnh không chỉ gây khó chịu cho người bệnh, giảm năng suất lao động mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hội chứng cổ vai cánh tay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các thầy thuốc 4,5,6 . Y học hiện đại có nhiều phương pháp để điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ nhưng chủ yếu là điều trị nội khoa kết hợp phục hồi chức năng và vật lý trị liệu bằng các nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, giãn cơ, kết hợp chiếu tia hồng ngoại, kéo giãn cột sống cổ…7,8 . Theo Y học cổ truyền, hội chứng cổ vai cánh tay thuộc phạm vi chứng Tý ở vai gáy. YHCT có nhiều phương pháp điều trị như điện châm, xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc…9,10 . Trong đó điện châm là một phương pháp được áp dụng phổ biến và đã khẳng định được kết quả điều trị. Y học điều trị bằng tay là một phương pháp đặc thù để điều trị những rối loạn chức năng của hệ vận động, mà đó là một tổn thương gây hạn chế khả 2 năng lao động. Phương pháp điều trị bằng tay được phân loại thành: Liệu pháp vận động, liệu pháp thần kinh cơ, liệu pháp điểm kích thích, đào tạo các bài tập tự luyện tập tại nhà. Trong đó liệu pháp vận động bao gồm vận động không xung lực và vận động có xung lực. Do những tai biến quen thuộc và không thể bỏ qua được của phương pháp kéo nắn cổ điển (vận động có xung lực) nên sự ra đời của phương pháp vận động không xung lực là một đóng góp mới mẻ và to lớn trong kỹ thuật điều trị. Vận động không xung lực được chỉ định trong các trường hợp giảm biên độ vận động dưới mức bình thường kèm theo đau, đau do lan truyền, là các triệu chứng hay gặp trong hội chứng cổ vai cánh tay11 . Bài thuốc “Cát căn thang” là bài thuốc cổ phương có tác dụng giải cơ, trừ phong hàn, ôn thông kinh lạc, có thể chỉ định cho chứng Tý ở vai gáy. Kết hợp sử dụng bài “Cát căn thang” với vận động không xung lực và điện châm nhằm làm làm giảm nhanh chóng triệu chứng đau là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do THCSC. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của Cát căn thang, điện châm và vận động không xung lực điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ” với mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng điều trị của Cát căn thang kết hợp điện châm và vận động không xung lực trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. 2. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................... 3 1.1. Tổng quan về hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hoá cột sống cổ theo Y học hiện đại.................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm....................................................................................... 3 1.1.2. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ ............ 3 1.1.3. Nguyên nhân gây hội chứng cổ vai cánh tay................................... 7 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ........................................... 7 1.1.5. Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ ...... 9 1.1.6. Điều trị và phòng bệnh ................................................................. 10 1.2. Quan niệm về hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hoá cột sống cổ theo Y học cổ truyền................................................................................................ 12 1.2.1. Bệnh danh .................................................................................... 12 1.2.2. Nguyên nhân và thể bệnh ............................................................. 12 1.3. Tình hình nghiên cứu về điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ trên thế giới và Việt Nam........................................................... 14 1.3.1. Trên thế giới................................................................................. 14 1.3.2. Tại Việt Nam................................................................................ 15 1.4. Tổng quan về bài thuốc Cát căn thang ................................................... 16 1.4.1 Nguồn gốc bài thuốc...................................................................... 16 1.4.2. Cấu trúc bài thuốc ........................................................................ 16 1.4.3. Tác dụng....................................................................................... 16 1.4.4. Phân tích bài thuốc ....................................................................... 16 1.5. Tổng quan về phương pháp điều trị bằng tay và vận động không xung lực ..................................................................................................................... 17 1.5.1. Giới thiệu lịch sử phương pháp điều trị bằng tay .......................... 17 1.5.2. Phân loại các phương pháp điều trị bằng tay................................. 18 1.5.3. Tác dụng không mong muốn của trị liệu bằng tay ........................ 23 1.6. Tổng quan về phương pháp điện châm .................................................. 23 1.6.1. Định nghĩa.................................................................................... 23 1.6.2. Cơ chế tác dụng của điện châm .................................................... 23 1.6.3. Chỉ định và chống chỉ định........................................................... 24 1.6.4. Cách tiến hành điện châm............................................................. 24 1.6.5. Liệu trình điện châm..................................................................... 25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 26 2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu ..................................................... 26 2.1.1. Chất liệu nghiên cứu..................................................................... 26 2.1.2. Phương tiện nghiên cứu................................................................ 27 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 27 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại........................... 28 2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền......................... 28 2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ...................................................... 28 2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................. 29 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 29 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 29 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................................... 29 2.4.3. Quy trình nghiên cứu.................................................................... 29 2.4.4. Phương pháp tiến hành ................................................................. 31 2.4.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 32 2.4.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị ............................................. 33 2.4.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................. 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 39 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................ 39 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới......................................................... 39 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi......................................................... 39 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................................ 40 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh trước điều trị............ 41 3.1.5. Đặc điểm tổn thương cột sống cổ trên phim X - quang................. 41 3.2. Kết quả điều trị...................................................................................... 42 3.2.1. Hiệu quả giảm đau sau điều trị theo thang điểm VAS................... 42 3.2.2. Hội chứng rễ sau điều trị .............................................................. 43 3.2.3. Tình trạng co cứng cơ theo các vị trí sau điều trị .......................... 44 3.2.4. Hiệu quả cải thiện mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ ...... 44 3.2.5. Hiệu quả cải thiện hạn chế sinh hoạt hàng ngày sau điều trị ......... 46 3.2.6. Kết quả điều trị chung sau 20 ngày............................................... 47 3.3. Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị ....................... 48 3.3.1. Trên lâm sàng............................................................................... 48 3.3.2. Những thay đổi về chỉ số mạch, huyết áp sau điều trị ................... 48 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 49 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................ 49 4.1.1. Tuổi.............................................................................................. 49 4.1.2. Giới.............................................................................................. 50 4.1.3. Nghề nghiệp ................................................................................. 50 4.1.4. Thời gian mắc bệnh...................................................................... 51 4.1.5. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X – quang .................... 51 4.2. Kết quả điều trị...................................................................................... 52 4.2.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS..................................... 52 4.2.2. Tác dụng cải thiện hội chứng rễ.................................................... 56 4.2.2. Hiệu quả giảm co cứng cơ ............................................................ 57 4.2.3. Tác dụng cải thiện tầm vận động cột sống cổ. .............................. 58 4.2.4. Tác dụng cải thiện những hạn chế sinh hoạt hàng ngày. ............... 59 4.2.6. Kết quả điều trị chung .................................................................. 61 4.3. Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị ....................... 61 4.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng: ................................. 61 4.3.2. Sự thay đổi về trị số mạch và huyết áp sau điều trị ....................... 62 4.3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị bằng tay nói chung và vận động không xung lực nói riêng: .............................. 62 KẾT LUẬN................................................................................................. 63 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectY học cổ truyềnvi_VN
dc.subject8720115vi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CÁT CĂN THANG, ĐIỆN CHÂM VÀ VẬN ĐỘNG KHÔNG XUNG LỰC ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0585.pdf
  Restricted Access
2.73 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.