Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3498
Title: | TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ THÔNG LIÊN THẤT DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG |
Authors: | LẠI, THỊ CÚC |
Advisor: | Lưu, Thị Mỹ Thục |
Keywords: | Nhi khoa;8720106;Dinh dưỡng |
Issue Date: | 2020 |
Abstract: | Ngày nay, bệnh tim bẩm sinh (TBS) là bệnh lý tim mạch ngày càng phổ biến trong thực hành nhi khoa với tỷ lệ mắc 0,8 – 1,2% trẻ sinh ra còn sống. 1 Trong đó, Thông liên thất (TLT) là bệnh lý TBS thường gặp nhất, chiếm khoảng 25% tất cả các dạng bất thường TBS, 2 theo tác giả Hoffmann JIE, tỉ lệ này lên tới 40%3 và tại viện Nhi Trung ương (2019), TLT chiếm 32,9% trong tổng số các loại dị tật TBS. 4 TLT với đặc trưng là tăng lượng máu lên phổi nên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ như viêm phổi tái diễn, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tăng áp lực động mạch phổi, suy tim ứ huyết, chậm tăng trưởng và suy dinh dưỡng (SDD). Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa TLT và SDD ở trẻ. Nguyên nhân chính gây SDD liên quan đến chế độ dinh dưỡng, nhu cầu chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng nên tỉ lệ SDD rất cao ở trẻ TLT (84%) theo Bendriss (2006). 5 Tại Việt Nam (2010), 91% trẻ TLT bị SDD. 6 Điều trị nội khoa ở trẻ TLT nhằm mục tiêu theo dõi và can thiệp tạm thời phẫu thuật là biện pháp điều trị chính và triệt để. Tuy nhiên, SDD ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị như tăng tỉ lệ biến chứng, tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và thời gian phục hồi sau mổ nên làm giảm hiệu quả điều trị chung cũng như tăng chi phí cho người bệnh. Do vậy, tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của người bệnh luôn là một tiêu chuẩn quan trọng đến xem xét trước khi phẫu thuật. Do TBS và SDD có mối quan hệ chặt chẽ và qua lại với nhau nên đòi hỏi phải giải quyết đồng thời cả hai vấn đề mới có thể đem lại hiệu quả cao trong điều trị. 2 Gần đây, nhiều nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ bị dị tật TBS để đưa ra can thiệp thích hợp như mục tiêu chiến lược trong điều trị dinh dưỡng cho trẻ TBS là bắt kịp tăng trưởng thông qua cung cấp vượt mức năng lượng và protein so với nhu cầu khuyến nghị. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn còn hạn chế, có lẽ còn do nhiều yếu tố như bệnh nhân mới chỉ tập trung vào thuốc và can thiệp tim mạch mà chưa chú ý đến dinh dưỡng trong khi dinh dưỡng rất quan trọng đối với bệnh nhân TBS nói chung và TLT nói riêng. Dinh dưỡng ở đây đóng vai trò là thuốc điều trị, vì nó hỗ trợ cho kiểm soát được các nguy cơ biến chứng, nhanh chóng bắt kịp tăng trưởng. Đặc biệt ở Việt Nam, nhiều trẻ TLT có hoàn cảnh kinh tế khó khăn cùng với sự hiểu biết về dinh dưỡng còn hạn chế, nên phần lớn bệnh nhân chỉ tập trung vào điều trị mà ít chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Để góp phần tìm hiểu thực trạng chế độ nuôi dưỡng trẻ TLT nên đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ thông liên thất dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương” được tiến hành với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng của trẻ thông liên thất dưới 5 tuổi tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/8/2019 - 31/7/2020 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông liên thất dưới 5 tuổi tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3498 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0583.pdf Restricted Access | 2.22 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.