Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3481
Nhan đề: MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG BÀN CỔ CHÂN Ở BỆNH NHÂN GÚT BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH NĂNG LƯỢNG KÉP (DECT)
Tác giả: TRẦN, THỊ TRINH
Người hướng dẫn: 1: PGS.TS., NGUYỄN VĨNH NGỌC
2: TS., HOÀNG VĂN DŨNG
Từ khoá: Nội khoa;tổn thương bàn cổ chân;bệnh nhân gút;chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Gút là một trong các bệnh viêm khớp thường gặp nhất, để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh thường gặp ở các nước phát triển, chiếm khoảng 0.02-0,2% dân số, 95% là nam giới, chủ yếu độ tuổi trung niên, tại Hoa Kỳ khoảng 4% dân số trưởng thành và khoảng 1,4% dân số Đức bị bệnh2. Tại Việt Nam, theo thống kê tỉ lệ mắc gút trong cộng đồng là 0,14% dân số chiếm tới 6,1% tổng số các bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai và đứng hàng thứ tư trong 15 bệnh khớp nội trú thường gặp nhất3. Bệnh gút còn được biết là “podagra” (đau, sưng nóng khớp bàn ngón chân cái) và Hippocrates cũng gọi là “bệnh không thể đi lại”, đều đề cập tới cơn gút cấp ở bàn chân, đặc biệt là khớp bàn ngón chân cái, gặp ở 50% bệnh nhân bị gút4. Cơn gút thường xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối được cho là nhiệt độ mô ở các cùng này thấp hơn nhiệt độ trung tâm dẫn đến giảm độ hòa tan của tinh thể urat5. Bệnh gút có thể tái phát nhiều lần, gây phá hủy, biến dạng khớp hậu quả dẫn đến tàn phế - giảm hoặc mất chức năng vận động của khớp, làm giảm chất lượng cuộc sống, khả năng lao động của bệnh nhân nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, chẩn đoán lâm sàng còn gặp nhiều khó khăn, khả năng phát hiện tinh thể urat còn hạn chế. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán gút là xác định được tinh thể urat trong dịch khớp dưới kính hiển vi phân cực. Tuy nhiên, tỉ lệ âm tính khoảng 25% ở các bệnh nhân có cơn gút cấp và khó lấy được dịch khớp ở các khớp nhỏ, hút dịch khớp là thủ thuật xâm lấn cần có kỹ thuật và có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng và xuất huyết6. Do đó, các hiệp hội thấp khớp học đã xây dựng các tiêu chuẩn mới để chẩn đoán gút. Trong đó, tiêu chuẩn ACR/EULAR 2015 có ưu điểm vượt trội về độ nhạy 92% và độ đặc hiệu 89%7. Chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT: Dual-Energy computed tomography) là một tiêu chuẩn chẩn đoán của ACR/EULAR 2015 cho phép phát hiện và hình dung được tinh thể urat lắng đọng trong khớp, là phương pháp mới trong chẩn đoán bệnh gút, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, nhiều ưu điểm: không xâm lấn, chẩn đoán nhanh, an toàn… Trên thế giới khoảng 5 năm gần đây nhiều nghiên cứu về ứng dụng của DECT. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài”Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương bàn cổ chân ở bệnh nhân gút bằng chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT)” Với mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm đặc điểm hình ảnh tổn thương bàn cổ chân ở bệnh nhân gút bằng chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT). 2. Khảo sát mối tương quan giữa đặc điểm tinh thể urat trên chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT) với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân gút.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3481
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS3047.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.3 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.