Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3478
Title: | ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH |
Authors: | NGUYỄN, THỊ ANH TÚ |
Advisor: | 1. PGS.TS., Nguyễn Thị Vân Hồng 2.TS., Nguyễn Trường Sơn |
Keywords: | Nội khoa;ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG;CUỘC SỐNG;HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Trường Đại học Y Hà Nội |
Abstract: | Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa thường gặp, được đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng hoặc khó chịu kèm theo thay đổi thói quen đại tiện mà không có bất kì một tổn thương thực thể hay một rối loạn sinh lý nào có thể giải thích được.1,2 Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi từ 9 – 23% tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán được sử dụng trong các nghiên cứu khác nhau cho kết quả khác nhau.3 Mặc dù các triệu chứng của bệnh đã được các thầy thuốc mô tả từ cách đây hơn 300 năm nhưng cho tới nay, sinh bệnh học của HCRKT vẫn còn chưa được sáng tỏ. Các nhà khoa học đã khẳng định bản chất đa yếu tố trong sinh bệnh học của HCRKT, bao gồm: Rối loạn vận động ruột, tăng mẫn cảm tạng, sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, rối loạn điều hòa trục ruột - não, dị ứng hoặc không dung nạp với thức ăn, sự thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột và một số yếu tố tâm lý xã hội. Chất lượng cuộc sống (CLCS), đặc biệt là CLCS liên quan tới sức khỏe, bao gồm những lĩnh vực của cuộc sống chịu ảnh hưởng trực tiếp của sức khỏe là thể chất, tinh thần và xã hội. Hội chứng ruột kích thích tuy đã được khẳng định là một bệnh lý lành tính, nhưng triệu chứng lại diễn ra dai dẳng kéo dài, cho tới nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Do đó, bệnh để lại một gánh nặng lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tới CLCS của bệnh nhân. Tác động trực tiếp về mặt kinh tế liên quan tới chi phí điều trị kéo dài ước tính tốn kém 10 tỉ đô la mỗi năm. Tác động gián tiếp liên quan tới gia tăng số ngày nghỉ việc và suy giảm năng suất lao động ước tính mất 20 tỉ đô la mỗi năm.4 Tác động về mặt tâm lý xã hội, liên quan đến những rối loạn tâm lý đi kèm như lo âu hoặc trầm cảm. Người bệnh HCRKT luôn cảm thấy tự ti, lo sợ, xa lánh các mối quan hệ xã hội.5,6,7,8,9 Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về CLCS ở bệnh nhân HCRKT sử dụng nhiều thang điểm khác nhau. Các nghiên cứu này đều cho thấy: Người bệnh HCRKT có CLCS thấp hơn có ý nghĩa khi so sánh với nhóm người khỏe mạnh cũng như nhóm người mắc các bệnh mạn tính khác như: Đái tháo đường, bệnh thận giai đoạn cuối, hen phế quản, đau nửa đầu, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chứng khó tiêu chức năng.10,11,12,13 Trong số đó, Irritable bowel syndrome-quality of life questionaire (IBS-QOL) đã được chứng tỏ là một thang điểm chuyên biệt phù hợp với bệnh, đánh giá đúng đắn và hợp lý những tác động của triệu chứng đường ruột trong HCRKT tới CLCS của người bệnh.10 Ở Việt Nam có một số nghiên cứu đánh giá CLCS của bệnh nhân HCRKT chủ yếu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của các phương pháp can thiệp điều trị. Nghiên cứu của Dương Công Thành sử dụng thang điểm IBS- QOL nhưng trên một nhóm nhỏ bệnh nhân HCRKT thể tiêu chảy. Như vậy hiện nay tại Việt Nam chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ về CLCS ở bệnh nhân HCRKT. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích” nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. 2. Đối chiếu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích thể táo bón và tiêu chảy. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3478 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS3045.pdf Restricted Access | 1.54 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.