Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3477
Nhan đề: | ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA LACTAT MÁU Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NẶNG |
Tác giả: | VŨ, THỊ KIỀU ANH |
Người hướng dẫn: | PGS.TS., Trịnh Văn Đồng |
Từ khoá: | sự thay đổi;giá trị tiên lượng của lactat máu;Gây mê hồi sức;chấn thương nặng |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Chấn thương là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trên thế giới, gây ra 9% tổng số ca tử vong toàn cầu, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong nhóm tuổi từ 15-29 tuổi 1. Hơn 5 triệu người chết mỗi năm do hậu quả của chấn thương 2 và hàng triệu người trở thành khuyết tật sau chấn thương 3, gây nên thiệt hại nghiêm trọng và kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Bệnh nhân (BN) chấn thương nặng tử vong ngay lập tức và tử vong sớm trong 24 giờ đầu thường gây ra bởi chấn thương sọ não (CTSN) nặng nguyên phát hoặc mất máu quá nhiều gây giảm nhanh khối lượng tuần hoàn, tử vong muộn thường do tổn thương não không hồi phục hoặc suy đa cơ quan sau chấn thương 4,5. Ở BN chấn thương nặng có biến đổi tuần hoàn hệ thống và vi tuần hoàn do tác dụng trực tiếp chấn thương và đáp ứng của cơ thể về nội tiết chuyển hóa, miễn dịch sẽ gây ra giảm tưới máu mô cơ quan, thiếu oxy tế bào dẫn đến tế bào chuyển hóa yếm khí và suy đa cơ quan sau chấn thương. Việc kết hợp các triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và giá trị xét nghiệm sẽ giúp bác sỹ lâm sàng đánh giá, tiên lượng bệnh nhân chấn thương tốt hơn, từ đó định hướng và cải thiện kết quả điều trị. Lactat là sản phẩm của chuyển hóa yếm khí của tế bào - một trong các dấu hiệu đáng tin cậy của giảm tưới máu mô 6.Theo Paladino và cộng sự ngay cả ở những bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng bình thường, lactate máu vẫn hữu ích trong việc nhận biết tình trạng giảm tưới máu tổ chức 7. Ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn, lactat là một dấu hiệu để chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn và là một trong các đích điều trị của sốc nhiễm khuẩn 8. Lactat máu và sự thay đổi của lactat máu qua thời gian đã được chứng minh có giá trị tiên lượng kết quả điều trị của bệnh nhân chấn thương và nhiễm khuẩn ở nhiều nghiên cứu trên thế giới 9–12. Cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, xét nghiệm lactat máu những năm gần đây được thực hiện nhanh, gọn, không tốn kém, ngày càng được sử dụng nhiều hơn tại các đơn vị hồi sức nội và ngoại khoa. Trên thế giới có một số nghiên cứu về lactat máu ở bệnh nhân chấn thương nặng, nhưng tại Việt Nam mới có một số nghiên cứu về yếu tố gây viêm interleukin – 6 hay chỉ số kiềm dư (BE) ở bệnh nhân chấn thương 13,14, chưa có nghiên cứu cụ thể về lactat máu và sự thay đổi theo thời gian của nó ở bệnh nhân chấn thương nặng và một số yếu tố liên quan. Vì vậy, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá sự thay đổi và giá trị tiên lượng của lactat máu ở bệnh nhân chấn thương nặng” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá sự thay đổi của lactat máu và mối liên quan của nó với độ nặng chấn thương ở bệnh nhân chấn thương nặng. 2. Đánh giá giá trị của lactat máu trong tiên lượng kết quả điều trị ở bệnh nhân chấn thương nặng. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3477 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
20THS3044.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.49 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.