Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3471
Nhan đề: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM TẠI TRẠM Y TẾ XÃ TỈNH THANH HÓA NĂM 2020
Tác giả: LÊ, THỊ HỒNG LIÊN
Người hướng dẫn: PGS.TS. Kim, Bảo Giang
TS. Lương, Ngọc Trương
Từ khoá: Y học dự phòng;8720163
Năm xuất bản: 2020
Tóm tắt: Bệnh không lây nhiễm là một trong những vấn đề sức khỏe có thách thức to lớn đối với toàn cầu thế kỷ 21. Trong năm 2016, ước tính trên toàn cầu có 41 triệu ca tử vong (71,2%) xảy ra do bệnh không lây nhiễm trong tổng số 57 triệu ca tử vong do tất cả các nguyên nhân. Phần lớn số ca tử vong là do bốn bệnh không lây nhiễm chính, trong đó bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ 44%, ung thư 22%, bệnh lý hô hấp mãn tính 9% và đái tháo đường là 4%. Ước tính 75% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 70 tuổi 1 . Các nước thu nhập thấp và trung bình chiếm 78% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm và khoảng 85% số ca tử vong sớm là xảy ra tại các quốc gia này. Gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm 60 % tổng DALYs (Disability Adjusted Life Years – Số năm sống khỏe mạnh mất đi do tử vong sớm hoặc do bệnh tật) do tất cả các nguyên nhân2 . Tại Việt Nam, năm 2016 tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77,2% so với số ca tử vong toàn quốc tương đương 580,4 nghìn ca, trong đó bệnh tim mạch chiếm 40,6%, ung thư 16,7%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm 7,2%, đái tháo đường 4,9%3 . Gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm 70 % tổng DALYs do tất cả các nguyên nhân2 . Bệnh không lây nhiễm có tính chất mạn tính và khó chữa khỏi, tuy nhiên phát hiện sớm và quản lý đúng cách có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong sớm và cải thiện chất lượng cuộc sống. Năm 2017, theo báo cáo toàn cầu về năng lực quốc gia trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho thấy những khó khăn nhất định trong việc triển khai các chính sách, kế hoạch hoạt động, nguồn tài chính và cung cấp các dịch vụ chăm sóc cho bệnh không lây nhiễm đặc biệt tại các nước thu nhập thấp đến trung bình4 . Tại Việt Nam, đã có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ trong phòng ngừa và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, tuy nhiên việc thực hiện các chương trình 2 này chưa thực sự mang lại kết quả tốt. Trạm y tế xã không có đủ dịch vụ phòng ngừa và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, thiếu thuốc, trang thiết bị, cơ chế thanh toán còn nhiều bất cập và số lượng bệnh nhân đến khám tại các trạm y tế tuyến cơ sở còn thấp5, 6 . Theo kết quả nghiên cứu tại 89 trạm y tế ở 3 tỉnh phía bắc Việt Nam năm 2014 cho thấy tỷ lệ trạm y tế thực hiện quản lý điều trị đối với bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý hô hấp mạn tính, ung thư lần lượt là 64%, 53%, 39%, 22%7 . Tại Thanh Hóa chưa có một nghiên cứu nào liên quan đến thực trạng quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã tỉnh Thanh Hóa năm 2020” có ý nghĩa cho việc khuyến nghị để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm và phân bổ nguồn lực hợp lý, hiệu quả tại địa phương. Nghiên cứu được tiến hành với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã huyện Triệu Sơn, Bá Thước và thành phố Thanh Hóa của tỉnh Thanh Hóa năm 2020. 2. Phân tích một số thuận lợi và khó khăn trong quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã huyện Triệu Sơn, Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa năm 2020.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3471
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0576.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.12 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.