Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3469
Title: Đánh giá kết quả đặt stent đường mật qua da trong điều trị tắc mật vùng rốn gan
Authors: NGÔ, VĂN HÙNG
Advisor: PGS. TS. Nguyễn, Duy Huề
TS. Lê, Thanh Dũng
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh;8720111
Issue Date: 2020
Abstract: Tắc mật là tình trạng tăng bilirubin trong máu do tắc nghẽn đường mật trong gan hay ngoài gan gây ra biểu hiện vàng da trên lâm sàng. Tỷ lệ tắc mật do nguyên nhân ác tính ngày càng gia tăng1 . Các nguyên nhân tắc mật vùng rốn gan (TMVRG) thường gặp nhất là ung thư đường mật (UTĐM), có thể xuất phát từ biểu mô đường mật trong hoặc ngoài gan; ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như ung thư túi mật xâm lấn, ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), di căn hạch bạch huyết vùng rốn gan2 . Tại Mỹ, mỗi năm phát hiện thêm khoảng 80,000 trường hợp mới mắc các loại ung thư kể trên và ước tính khoảng 58,000 ca tử vong mỗi năm3 . Tiên lượng thường xấu, tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 5%4 . Sự tắc nghẽn đường mật nếu không được điều trị sẽ gây ra tình trạng tăng bilirubin máu, ngứa, chán ăn, viêm đường mật, nhiễm khuẩn huyết, suy gan, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phần lớn bệnh nhân tắc mật do ung thư khi đến viện không còn khả năng phẫu thuật triệt căn vì bệnh đã ở giai đoạn muộn, toàn trạng kém, tiên lượng xấu. Đặc biệt, tắc mật vùng rốn gan rất khó điều trị, chỉ có 10-20% bệnh nhân là phù hợp cho phẫu thuật triệt căn5 . Điều trị thường chỉ là giảm nhẹ, giúp bảo tồn chức năng gan, làm chậm diễn tiến suy gan, cải thiện phần nào chất lượng cuộc sống và thời gian sống6 . Các phương pháp có thể được sử dụng bao gồm phẫu thuật tạm thời nối mật ruột, dẫn lưu đường mật ra ngoài da, đặt stent đường mật qua nội soi hoặc đặt stent đường mật qua da. Phẫu thuật nối mật ruột được chỉ định khi không thể phẫu thuật triệt căn, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thực hiện được mà còn tùy thuộc vào vị trí, mức độ thương tổn, bệnh kèm theo và toàn trạng bệnh nhân. Khi toàn trạng bệnh nhân kém, nguy cơ phẫu thuật cao thì thủ thuật giảm áp đường mật qua da hay qua nội soi là chọn lựa thích hợp cho điều trị giảm nhẹ tắc mật 7 . Dẫn lưu mật trong điều trị 2 giảm áp đường mật được chia thành hai nhóm chính: dẫn lưu ra ngoài (mật được dẫn lưu phía trên chỗ tắc ra ngoài cơ thể bệnh nhân) và dẫn lưu trong (mật được dẫn lưu xuyên qua chỗ tắc xuống tá tràng bằng stent)8 . Đặt stent đường mật có nhiều ưu điểm hơn dẫn lưu mật ra ngoài như: bệnh nhân không mất dịch mật, góp phần tái lập lại sinh lý bài tiết và hấp thu mật, mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân vì không phải mang ống dẫn lưu và túi dịch chứa dẫn lưu. Tắc mật thấp thường dễ tiếp cận và thường được can thiệp qua nội soi ngược dòng. Tắc mật cao vùng rốn gan thì việc tiếp cận phức tạp hơn do liên quan đến sự phân chia của đường mật. Ở bệnh nhân tắc mật vùng rốn gan, đường tiếp cận xuyên gan qua da thường được sử dụng hơn vì cho phép lựa chọn đường vào phù hợp nhất để có thể dẫn lưu được tối đa9 . Do đó, đặt stent kim loại tự mở qua da trong tắc mật vùng rốn gan được xem là biện pháp điều trị giảm nhẹ hiệu quả. Đây là kỹ thuật đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới với ưu điểm tỷ lệ thành công cao và ít biến chứng, giúp bệnh nhân tránh được các nguy cơ có thể xảy ra khi thực hiện một cuộc phẫu thuật. Hiện nay kỹ thuật đặt stent đường mật qua da ngày càng được áp dụng phổ biến và là phương pháp điều trị giảm nhẹ quan trọng cho các bệnh nhân tắc mật ác tính vùng rốn gan. Việc đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phương pháp có ý nghĩa thực tiễn trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả đặt stent đường mật qua da trong điều trị tắc mật vùng rốn gan” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ tắc mật do u vùng rốn gan. 2. Đánh giá kết quả của phương pháp đặt stent đường mật qua da trong điều trị tắc mật vùng rốn gan.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3469
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0574.pdf
  Restricted Access
2.49 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.