Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3468
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS.LƯU, THỊ HỒNG-
dc.contributor.authorNGUYỄN, THỊ GIANG-
dc.date.accessioned2022-02-23T03:39:38Z-
dc.date.available2022-02-23T03:39:38Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3468-
dc.description.abstractTình trạng phá thai hiện nay là một vấn đề nhức nhối với nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng phá thai không chỉ diễn ra tại các nước nghèo mà cả các nước kinh tế phát triển vấn nạn này cũng ngày một gia tăng. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính hàng năm có khoảng 210 triệu phụ nữ có thai, trong đó có khoảng 80 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn và phần lớn trong số này kết thúc bằng phá thai 1 . Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ phá thai cao trong khu vực và trên thế giới, tổng tỷ suất phá thai được ước tính là 2,5 lần phá thai cho một phụ nữ, cao nhất Đông Nam Á và cao thứ 9 trên thế giới. Theo báo cáo của vụ sức khỏe bà mẹ - trẻ em, bộ y tế mỗi năm cả nước có khoảng 250.000-300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Trong đó tổ chức y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào danh sách một trong năm nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới và là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á 2 . Có khoảng 60-70% các trường hợp phá thai được thực hiện trong 6 tuần đầu. Phá thai ngoại khoa là phương pháp sử dụng các thủ thuật qua cổ tử cung vào buồng tử cung để chấm dứt thai nghén. Tỉ lệ thành công rất cao (khoảng 99%). Phá thai nội khoa là phương pháp sử dụng thuốc để đình chỉ thai nghén đến 9 tuần. Đình chỉ thai bằng thuốc được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới đã tỏ ra là một phương pháp hiệu quả, an toàn và tiện lợi, tỉ lệ thành công vảo khoảng 90-95% 3 . Tuổi thai càng lớn tỉ lệ thành công càng giảm, với tuổi thai đến 7 tuần tỉ lệ thành công là cao nhất 3 . Việc phá thai không những gây ra những tác động xấu về mặt tâm lý, tinh thần của người phụ nữ mà còn gây ra nhiều tai biến. Các tai biến thường gặp do đình chỉ thai không an toàn là sốc, sang chấn đường sinh dục, chảy máu, nhiễm khuẩn, thủng tử cung, ảnh hưởng đến các thai kỳ về sau và di chứng lâu dài là vô sinh, thậm chí có thể tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm có khoảng 200.000 phụ nữ tử vong do các tai biến của việc đình chỉ 2 thai không an toàn 4 . Thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản là vấn đề phá thai. Sự thiếu hiểu biết về phá thai và hậu quả của phá thai không an toàn không xem chương trình kế hoạch hóa gia đình và thông tin biện pháp tránh thai trên truyền hình làm tăng tỉ lệ phá thai. Việc áp dụng biện pháp tránh thai chưa đúng cũng làm tăng tỉ lệ phá thai. Chính vì thế, việc làm giảm tỷ lệ phá thai cũng như nâng cao chất lượng của công tác KHHGĐ là mục tiêu không chỉ của ngành y tế mà còn là của toàn xã hội. Để giảm được tỉ lệ đình chỉ thai ngoài ý muốn và các tai biến không mong muốn trước hết cần nâng cao hiểu biết của người dân về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình và sử dụng các biện pháp đình chỉ thai đúng chỉ định và kỹ thuật. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, một bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa của cả nước, hàng năm tại đây tiếp nhận 7000-8000 ca phá thai, hầu hết phụ nữ đi phá thai ở nhóm tuổi sinh đẻ, một số ở tuổi vị thành niên. Xuất phát từ thực tế trên, nhằm làm giảm tỉ lệ phá thai không an toàn và nâng cao sức khỏe sinh sản ở phụ nữ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét tình trạng phá thai tự nguyện tuổi thai dưới 12 tuần ở phụ nữ chưa có con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm của phụ nữ chưa có con tự nguyện phá thai dưới 12 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 01/2020 đến tháng 7/2020. 2. Nhận xét về kiến thức và thực hành của phụ nữ chưa có con về các biện pháp kế hoạch hóa gia đìnhvi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN......................................................................... 3 1.1. Các phương pháp tính tuổi thai đến 12 tuần...................................... 3 1.1.1. Dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng........................... 3 1.1.2. Dựa vào siêu âm....................................................................... 3 1.1.3. Dựa vào chiều cao tử cung........................................................ 3 1.2 . Các phương pháp phá thai đến 12 tuần............................................. 3 1.2.1. Đình chỉ thai nghén bằng phương pháp ngoại khoa.................. 4 1.2.2. Đình chỉ thai nghén bằng phương pháp nội khoa...................... 5 1.3. Tổng quan về Prostaglandin, Mifepristone và Misoprostol.................. 6 1.3.1. Prostaglandin ........................................................................... 6 1.3.2. Misoprostol............................................................................... 8 1.3.3. Mifepristone (RU 486).............................................................. 9 1.4. Các biện pháp tránh thai .................................................................... 10 1.4.1. Biện pháp tránh thai truyền thống .......................................... 11 1.5. Hậu quả của phá thai ......................................................................... 14 1.5.1. Ảnh hưởng về sức khỏe ........................................................... 14 1.5.2. Ảnh hưởng về tâm lý ............................................................... 15 1.6. Kiến thức, thái độ và thực hành các biện pháp tránh thai................... 16 1.6.1. Kiến thức ................................................................................ 16 1.6.2. Thái độ ................................................................................... 17 1.6.3. Thực hành............................................................................... 19 1.7. Tình hình phá thai trên thế giới và Việt Nam..................................... 20 1.7.1. Tình hình phá thai trên thế giới .............................................. 20 1.7.2. Tình hình phá thai tại Việt Nam.............................................. 22 1.8. Một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành của phụ nữ về biện pháp kế hoạch hóa gia đình...................................................................................... 24 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 27 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng ............................................... 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................. 27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................... 27 2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 27 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................... 28 2.4.1. Cỡ mẫu:.................................................................................. 28 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................... 28 2.5. Các biến số dùng trong nghiên cứu.................................................... 28 2.5.1.Nhóm biến số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu................... 28 2.5.2.Nhóm biến số về kiến thức của ĐTNC về KHHGĐ .................. 30 2.5.3.Nhóm biến số về thực hành của ĐTNC về KHHGĐ................. 32 2.6. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 34 2.7. Phương pháp phân tích số liệu........................................................... 35 2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu......................................................... 35 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 36 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ....................................... 36 3.2. Kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu về các biện pháp KHHGĐ ................................................................................................... 42 3.2.1. Kiến thức của phụ nữ chưa có con về KHHGĐ....................... 42 3.2.2 Thực hành của đối tượng nghiên cứu về biện pháp kế hoạch hóa gia đình ............................................................................................ 44 CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN........................................................................ 50 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................. 50 4.1.2. Tuổi ........................................................................................ 50 4.1.2. Nơi ở....................................................................................... 51 4.1.3. Trình độ học vấn và nghề nghiệp............................................ 52 4.1.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu................................... 53 4.1.5. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu ...................... 53 4.1.6. Tiền sử phá thai...................................................................... 54 4.1.7. Mối tương quan giữa tình trạng hôn nhân và tiền sử phá thai 55 4.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các biện pháp KHHGĐ........ 56 4.2.1. Lý do phá thai và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu........... 56 4.2.2. Lý do phá thai, địa dư sống và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 57 4.2.3. Phân nhóm tuổi thai khi phá thai ............................................ 57 4.2.4. Phương pháp phá thai và lý do chọn lựa phương pháp phá thai.....58 4.2.5. Nhận thức về các biện pháp tránh thai.................................... 60 4.2.6. Kiến thức về tuổi thai có thể phá thai an toàn......................... 62 4.2.7. Kiến thức về các phương pháp phá thai.................................. 62 4.2.8. Mức độ hiểu biết của đối tượng nghiên cứu và tai biến do phá thai ................................................................................................... 63 4.3. Thực hành của đố tượng nghiên cứu về biện pháp kế hoạch hóa gia đình ..64 4.3.1. Về các biện pháp tránh thai đã sử dụng.................................. 64 4.3.2. Tuổi thai đã từng phá thai....................................................... 67 4.3.3. Về địa điểm từng phá thai....................................................... 67 4.3.4. Nguồn thông tin về các biện pháp tránh thai .......................... 68 KẾT LUẬN................................................................................................. 69 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu phá thai dưới 12 tuần............... 69 2. Kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.................................................................................... 69 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 71vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectSản phụ khoavi_VN
dc.subject8720105vi_VN
dc.titleNHẬN XÉT TÌNH TRẠNG PHÁ THAI TỰ NGUYỆN TUỔI THAI DƯỚI 12 TUẦN Ở PHỤ NỮ CHƯA CÓ CON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0573.pdf
  Restricted Access
1.94 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.