Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3455
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PHẠM, THỊ KIM THANH | - |
dc.contributor.author | LÊ, THANH HUYỀN | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-23T03:36:42Z | - |
dc.date.available | 2022-02-23T03:36:42Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3455 | - |
dc.description.abstract | Glôcôm là một bệnh phổ biến trên thế giới, số người mắc bệnh đang ngày càng tăng. 1 Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mù lòa, làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như tiêu tốn nhiều chi phí cho điều trị. 2 Nhằm hạn chế tối đa những hậu quả của bệnh glôcôm, nhiều phương pháp điều trị glôcôm khác nhau được sử dụng như thuốc, laser và phẫu thuật. Trong đó phẫu thuật cắt bè là phương pháp thường xuyên được sử dụng khi việc điều trị bằng thuốc và laser không có hiệu quả. Phẫu thuật cắt bè là phương pháp làm hạ nhãn áp bằng cách tạo đường rò để thủy dịch lưu thông từ tiền phòng vào khoang dưới kết mạc tạo thành sẹo bọng. Tình trạng sẹo bọng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của phẫu thuật, sẹo bọng tốt tạo điều kiện cho thủy dịch lưu thông, giúp điều chỉnh nhãn áp tốt. Hiệu quả của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc đã được nhiều tác giả trên thế giới cũng như tại Việt Nam khẳng định. Tại bệnh viện Mắt Trung ương, tỷ lệ thành công của phẫu thuật cắt bè trong điều trị glôcôm nguyên phát lên tới 91% 3 . Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn có 12,2% mắt bị tăng nhãn áp. 3 Trong những trường hợp này, nguyên nhân phẫu thuật cắt bè củng giác mạc thất bại chủ yếu là do tình trạng xơ hóa sẹo bọng làm cản trở sự lưu thông của thủy dịch. 4 Với mục đích làm tách phần xơ dính, tạo đường thoát cho thủy dịch, phương pháp tách dính sẹo xơ lần đầu được thực hiên bởi Ewing và Stamper vào năm 1990. Các tác giả công bố tỷ lệ thành công của phương pháp này lên tới 91,6%. 5 Đây cũng là một phương pháp đơn giản, có thể thực hiện trên máy sinh hiển vi khám bệnh. Vì vậy, nghiên cứu của Ewing và Stamper đã trở thành bước đệm cho nhiều nghiên cứu khác về phương pháp tách dính sẹo xơ để cải thiện kết quả của phẫu thuật cắt bè. Nguyên bào sợi được biết đến là yếu tố cần thiết cho quá trình tạo thành xơ. Do đó, việc sử dụng thêm chất 2 chống chuyển hóa như 5 Fluorouracil (5FU) nhằm ức chế quá trình phát triển của nguyên bào sợi, ngăn cản sự hình thành xơ sẽ làm tăng thêm tỷ lệ thành công cho phương pháp này. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp tách dính sẹo xơ kết hợp tiêm 5FU nhằm cải thiện chức năng sẹo bọng, kết quả thu được là rất khả quan với tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên tại Việt Nam phương pháp này vẫn còn khá mới mẻ. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả của phương pháp tách dính kết hợp tiêm 5 Fluorouracil điều trị sẹo xơ sau phẫu thuật cắt bè tại Bệnh viện Mắt Trung ương” với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả của phương pháp tách dính kết hợp tiêm 5 Fluorouracil điều trị sẹo xơ sau phẫu thuật cắt bè. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 3 1.1. SẸO BỌNG SAU PHẪU THUẬT CẮT BÈ ...................................... 3 1.1.1. Sự hình thành sẹo bọng................................................................ 3 1.1.2. Các phương pháp đánh giá sẹo bọng............................................ 4 1.1.3. Quá trình xơ hóa .......................................................................... 9 1.1.4. Các phương pháp điều trị sẹo xơ................................................ 10 1.2. TÁCH DÍNH SẸO XƠ KẾT HỢP TIÊM 5FU................................. 11 1.2.1. Cơ chế tác dụng của 5FU ........................................................... 11 1.2.2. Lịch sử....................................................................................... 11 1.2.3. Chỉ định ..................................................................................... 11 1.2.4. Kỹ thuật ..................................................................................... 12 1.2.5. Kết quả điều trị .......................................................................... 13 1.2.6. Biến chứng................................................................................. 18 1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ......... 20 1.3.1. Nhãn áp trước tách dính............................................................. 20 1.3.2. Hình thái sẹo bọng ..................................................................... 20 1.3.3. Thời gian từ phẫu thuật cắt bè đến khi tách dính ........................ 22 1.3.4. Số lần tách dính ......................................................................... 23 1.3.5. Hình thái glôcôm ....................................................................... 23 1.3.6. Tiền sử sử dụng chất chống chuyển hóa..................................... 24 1.3.7. Biến chứng................................................................................. 25 1.3.8. Một số yếu tố khác..................................................................... 25 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 26 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................... 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn................................................................... 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..................................................................... 26 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 27 2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................. 27 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................... 27 2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ......................................................... 27 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu ............................................................. 27 2.2.5. Quy trình nghiên cứu ................................................................. 28 2.2.7. Một số tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu ................................. 32 2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................... 35 2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu.......................................................... 35 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 37 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............. 37 3.1.1. Tuổi ........................................................................................... 37 3.1.2. Giới tính..................................................................................... 38 3.1.3. Hình thái glôcôm ....................................................................... 38 3.1.4. Giai đoạn bệnh........................................................................... 39 3.1.5. Thị lực và nhãn áp trước tách dính............................................. 39 3.1.6. Thời gian từ phẫu thuật cắt bè đến khi tách dính, số lần tách dính, tình trạng sử dụng chất chống chuyển hóa ...................................... 40 3.1.7. Tình trạng sử dụng thuốc hạ nhãn áp.......................................... 40 3.2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TÁCH DÍNH SẸO XƠ KẾT HỢP TIÊM 5FU.......................................................................................... 41 3.2.1. Tình trạng nhãn áp ..................................................................... 41 3.2.2. Tình trạng sử dụng thuốc hạ nhãn áp.......................................... 42 3.2.3. Đặc điểm sẹo bọng trên lâm sàng............................................... 43 3.2.4. Đặc điểm sẹo bọng trên siêu âm UBM....................................... 44 3.2.5. Biến chứng sau tách dính ........................................................... 45 3.2.6. Kết quả chung............................................................................ 46 3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ......... 46 3.3.1. Mối liên quan giữa nhãn áp trước tách dính, thời gian từ phẫu thuật cắt bè đến khi tách dính, số lần tách dính và kết quả điều trị.. 46 3.3.2. Mối liên quan giữa hình thái glôcôm và kết quả điều trị............. 48 3.3.3. Mối liên quan giữa tình trạng sử dụng thuốc hạ nhãn áp trước tách dính và kết quả điều trị ................................................................... 48 3.3.4. Mối liên quan giữa tình trạng sử dụng chất chống chuyển hóa trước tách dính và kết quả điều trị .................................................. 49 3.3.5. Mối liên quan giữa biến chứng và kết quả điều trị...................... 49 3.3.6. Mối liên quan giữa đặc điểm sẹo và kết quả điều trị................... 50 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ........................................................................ 58 4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN.............................................................. 58 4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ...................................................... 58 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ...................................................... 58 4.1.3. Phân bố bệnh theo hình thái glôcôm .......................................... 59 4.1.4. Phân bố bệnh theo giai đoạn bệnh.............................................. 59 4.1.5. Thị lực và nhãn áp trước tách dính............................................. 60 4.1.6. Thời gian từ phẫu thuật cắt bè đến khi tách dính, số lần tách dính, tình trạng sử dụng chất chống chuyển hóa ...................................... 60 4.1.7. Tình trạng sử dụng thuốc hạ nhãn áp.......................................... 62 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TÁCH DÍNH SẸO XƠ KẾT HỢP TIÊM 5FU ................................................................................................ 63 4.2.1. Tình trạng nhãn áp ..................................................................... 63 4.2.2. Tình trạng sử dụng thuốc hạ nhãn áp.......................................... 64 4.2.3. Tình trạng sẹo bọng ................................................................... 65 4.2.4. Biến chứng sau tách dính ........................................................... 66 4.2.5. Kết quả chung............................................................................ 67 4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ......... 70 4.3.1. Nhãn áp trước tách dính............................................................. 70 4.3.2. Thời gian từ phẫu thuật cắt bè đến khi tách dính ........................ 71 4.3.3. Số lần tách dính ......................................................................... 72 4.3.4. Hình thái glôcôm ....................................................................... 73 4.3.5. Tình trạng sử dụng thuốc hạ nhãn áp trước tách dính................. 73 4.3.6. Tình trạng sử dụng chất chống chuyển hóa trước tách dính........ 74 4.3.7. Biến chứng................................................................................. 75 4.3.8. Đặc điểm sẹo ............................................................................. 75 4.3.9. Một số yếu tố khác..................................................................... 78 KẾT LUẬN................................................................................................. 80 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Nhãn khoa | vi_VN |
dc.subject | 8720157 | vi_VN |
dc.title | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁCH DÍNH KẾT HỢP TIÊM 5 FLUOROURACIL ĐIỀU TRỊ SẸO XƠ SAU PHẪU THUẬT CẮT BÈ TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0560.pdf Restricted Access | 2.12 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.