Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3447
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Lê, Chính Đại | - |
dc.contributor.advisor | TS. Đỗ, Huyền Nga | - |
dc.contributor.author | LÊ, XUÂN SƠN | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-23T03:35:00Z | - |
dc.date.available | 2022-02-23T03:35:00Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3447 | - |
dc.description.abstract | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 3 1.1. KHÁI QUÁT VỀ U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN.......... 3 1.1.1. Dịch tễ học và nguyên nhân .......................................................... 3 1.1.2. Cơ sở mô học và phân loại mô bệnh học ....................................... 6 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ULAKH TÁI PHÁT HOẶC KHÁNG ĐIỀU TRỊ............................................................................ 12 1.2.1. Định nghĩa kháng điều trị và tái phát........................................... 12 1.2.2. Triệu chứng lâm sàng .................................................................. 12 1.2.3. Cận lâm sàng............................................................................... 14 1.2.4. Chẩn đoán giai đoạn.................................................................... 15 1.3. ĐIỀU TRỊ DLBCL TÁI PHÁT HOẶC KHÁNG ĐIỀU TRỊ.............. 16 1.3.1. Nguyên tắc chung........................................................................ 16 1.3.2. Các phương pháp điều trị ............................................................ 17 1.3.3. Một số nghiên cứu liên quan đến điều trị..................................... 19 1.4. PHÁC ĐỒ R- GDP ............................................................................ 20 1.4.1. Thuốc trong phác đồ.................................................................... 20 1.4.2. Các nghiên cứu về phác đồ R-GDP ............................................. 24 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 26 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ................................................... 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................... 26 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................... 27 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................... 27 2.2.3. Cỡ mẫu, phương pháp lấy mẫu nghiên cứu.................................. 27 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 27 2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu.................................................... 27 2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................... 33 2.4. SAI SỐ VÀ CÁCH KHỐNG CHẾ SAI SỐ........................................ 33 2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.................................................. 34 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 36 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................... 36 3.1.1. Đặc điểm chung........................................................................... 36 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng ...................................................................... 38 3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng................................................................ 41 3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ ĐỘC TÍNH CỦA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ.. 44 3.2.1. Kết quả điều trị............................................................................ 44 3.2.2. Độc tính....................................................................................... 49 3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị................................. 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 59 4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG.................... 59 4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới ...................................................................... 59 4.1.2. Thời gian tái phát hoặc kháng điều trị.......................................... 60 4.1.3. Vị trí, kích thước tổn thương........................................................ 62 4.1.4. Số lượng tổn thương .................................................................... 65 4.1.5. Triệu chứng toàn thân .................................................................. 66 4.1.6. Xét nghiệm các chỉ điểm khối u................................................... 67 4.1.7. Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng...................................... 68 4.1.8. Tế bào học, tủy đồ và sinh thiết tủy xương................................... 69 4.1.9. Giải phẫu mô bệnh học, sự chuyển dạng của tế bào ..................... 70 4.1.10. Chỉ số tiên lượng quốc tế - IPI ................................................... 71 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ ĐỘC TÍNH .............................................. 73 4.2.1. Kết quả điều trị ............................................................................ 73 4.2.2. Độc tính của phác đồ điều trị ....................................................... 76 4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ................................... 78 KẾT LUẬN................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | U lympho ác tính không Hodgkin (ULAKH) là một nhóm bệnh tăng sinh ác tính của mô lympho. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Úc…, thấp hơn ở châu Á và các nước đang phát triển. Theo ghi nhận của tổ chức nghiên cứu ung thư toàn cầu năm 2018 ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc ULAKH chuẩn theo tuổi ở cả hai giới là 12,6/100.000 dân. Bệnh đứng hàng thứ 6 trong các loại ung thư thường gặp ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ này ở châu Âu là 8,1/100.000 dân, bệnh đứng hàng thứ 11. Tại Việt Nam bệnh ULAKH có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 4,0/100.000 dân, ở nữ là 2,7/100.000 dân, tính chung cả hai giới là 3,3/100.000 dân và là một trong số 14 loại ung thư thường gặp hiện nay1 . ULAKH là một trong những bệnh ung thư có thể điều trị khỏi. Với sự tiến bộ của các phương pháp chẩn đoán giải phẫu bệnh, hóa mô miễn dịch, sinh học tế bào, sinh học phân tử đã giúp phân loại chi tiết và chính xác các thể mô bệnh học. Cùng với sự phát triển của các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, các kháng thể đơn dòng, một số thể bệnh ULAKH có thể chữa khỏi với tỷ lệ sống sau 5 năm đạt được từ 30-55%2 . Mặc dù vậy vẫn còn một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân kháng điều trị (refractory) hoặc tái phát (relapse) sau điều trị ban đầu. Trong số các type mô bệnh học của ULAKH thì thể tế bào B lớn lan tỏa (Diffuse large B cell lymphoma - DLBCL) là gặp nhiều nhất, có độ ác tính và tỷ lệ tái phát cao3 . Khoảng 50 – 60% bệnh nhân DLBCL đạt đáp ứng hoàn toàn và duy trì đáp ứng sau điều trị ban đầu, khoảng 30 - 40% số bệnh nhân sẽ tái phát và có khoảng 10% số bệnh nhân sẽ kháng với điều trị ban đầu 4,5 . Điều trị DLBCL tái phát hoặc kháng điều trị vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do bệnh nhân đã trải qua một thời gian điều trị hóa chất kéo dài, thể trạng yếu…vì vậy việc lựa chọn phác đồ điều trị tiếp theo có nhiều khó khăn. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ULAKH thể tế bào B lớn lan tỏa tái phát và kháng điều trị, trong đó điều trị chuẩn là hóa chất vớt vát (Salvage) nhằm 2 đạt đáp ứng trước khi tiến hành hóa chất liều cao và ghép tủy. Phương pháp này giúp đạt tỷ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm kéo dài. Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân tái phát hoặc kháng điều trị đều thích hợp cho phương pháp điều trị này. Khi đó phương pháp điều trị chủ yếu là hóa chất. Một số phác đồ hóa trị (R-ICE, R-GemOx, R-DHAP, R-ESHAP, …) chứng minh được hiệu quả trong việc kéo dài thời gian sống thêm không bệnh cũng như sống thêm toàn bộ cho nhóm bệnh nhân này6–9 . Qua nghiên cứu và thực hành điều trị lâm sàng, phác đồ R-GDP (Rituximab, Gemcitabine, Dexamethason và Cisplatin) đã được đưa vào sử dụng để điều trị bệnh nhân ULAKH tái phát hoặc kháng điều trị. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả tích cực và độc tính thấp của phác đồ này9–11 . Tại bệnh viện K những năm gần đây đã và đang áp dụng phác đồ R-GDP cho bệnh nhân DLBCL tái phát hoặc kháng điều trị, tuy nhiên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu lâm sàng đánh giá về hiệu quả điều trị và độc tính của phác đồ này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị bệnh u lympho ác tính không Hodgkin tế bào B lớn lan tỏa tái phát bằng phác đồ R-GDP tại bệnh viện K” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh u lympho ác tính không Hodgkin tế bào B lớn lan tỏa tái phát, kháng điều trị tại bệnh viện K. 2. Đánh giá kết quả và độc tính của phác đồ R-GDP trong điều trị nhóm bệnh nhân trên. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Ung thư | vi_VN |
dc.subject | 8720108 | vi_VN |
dc.title | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN TẾ BÀO B LỚN LAN TỎA TÁI PHÁT BẰNG PHÁC ĐỒ R-GDP TẠI BỆNH VIỆN K | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0552.pdf Restricted Access | 2.21 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.