
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3442
Title: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BIẾN DẠNG MŨI THỨ PHÁT SAU PHẪU THUẬT KHE HỞ MÔI MỘT BÊN BẨM SINH |
Authors: | LƯU, PHƯƠNG LAN |
Advisor: | TS. PHẠM, THỊ VIỆT DUNG |
Keywords: | Phẫu thuật tạo hình;8720104 |
Issue Date: | 2020 |
Abstract: | Khe hở môi một bên (UCL) là dị tật bẩm sinh thƣờng gặp ở vùng hàm mặt. Trên thế giới, tỷ lệ trẻ mắc thay đổi theo vùng địa lý, dân tộc, theo nhiều số liệu thống kê khác nhau tỷ lệ mắc chung khoảng 1/1000 – 1/600 trẻ, khe hở môi (CL) vòm chiếm 45%, CL đơn thuần chiếm khoảng 20 - 30%, trong đó 90 % là UCL1 . Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình ƣớc tính ở Việt Nam với tỉ lệ sinh những năm 1997 - 2002 là 2% dân số thì mỗi năm có từ 1.500 đến 3.000 cháu bị dị tật môi vòm miệng ra đời 2 . Lịch sử phẫu thuật tạo hình UCL đã phát triển từ rất lâu và không ngừng cải tiến, song các biến dạng thứ phát của UCL là không tránh khỏi, biến dạng môi mũi sau tạo hình UCL chiếm khoảng 70-80% số BN đƣợc phẫu thuật lần đầu 3 . Mũi nằm ở trung tâm khuôn mặt do vậy một chiếc mũi biến dạng gây ra sự kỳ thị, mặc cảm không kém gì một đôi môi biến dạng. Biến dạng mũi ảnh hƣởng đến thẩm mỹ, tâm lý và cả chức năng của bệnh nhân (BN). Biến dạng mũi không cố định mà thay đổi theo thời gian cùng với các yếu tố tác động khác nhau từ bên ngoài và bên trong, đòi hỏi những xử trí phù hợp. Bên cạnh đó biến dạng mũi còn rất đa dạng, tùy vào những biến đổi theo cá thể bệnh, nhu cầu thay đổi của BN mà yêu cầu các phƣơng pháp can thiệp khác nhau. Phẫu thuật tạo hình các biến dạng thứ phát của UCL nói chung và biến dạng mũi nói riêng nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ là nhu cầu thiết yếu của BN và gia đình. Cần có kế hoạch phẫu thuật sửa chữa thích hợp với biến dạng, độ tuổi, nhu cầu của BN. Xử lý các biến dạng thứ phát của UCL đòi hỏi phẫu thuật viên (PTV) có kiến thức cơ bản về phẫu thuật tạo hình CL, đánh giá đúng tổn thƣơng thực thể, đánh giá đúng kỹ thuật (KT) trƣớc đó đã thực hiện và tiên lƣợng tốt các diễn biến có thể xảy ra với BN. Do đó tạo hình mũi UCL là một thách thức cho tất cả các PTV tạo hình. 2 Trên thế giới, tạo hình mũi CL luôn là mối quan tâm lớn của các nhà tạo hình. McComb (1985) đã bác bỏ quan điểm tác động sớm vào sụn mũi ảnh hƣởng tới sự phát triển của mũi4 , McComb và Coghlan (1996) đã chứng minh rằng tái lập vị trí sụn bên dƣới (LLC) không cắt bỏ sụn không hề ảnh hƣởng đến sự phát triển mũi và tầng giữa mặt về sau 5 . Alexander C.Allori 2016 đã nghiên cứu tổng thể về sửa chữa thì hai biến dạng mũi CL6 . Dario Bertossi 2016 đánh giá sửa chữa sự cân bằng giải phẫu cho những biến dạng mũi CL thứ phát7 . Tarek F.A Keshk 2018 đánh giả kết quả thẩm mỹ và chức năng của các KT khác nhau tạo hình mũi CL thì hai8 . Ở Việt Nam, năm 2003, Vũ Đình Kế đánh giá sơ bộ kết quả điều trị các biến dạng mũi, môi sau phẫu thuật UCL toàn bộ 9 . Năm 2004, Lê Đức Tuấn tiến hành nghiên cứu sửa chữa những biến dạng môi – mũi sau phẫu thuật UCL10 . Lê Hoàng Vĩnh (2014) đánh giá kết quả tạo hình mũi bằng sụn tự thân11 . Năm 2015 Võ Anh Dũng và Lê Đức Lánh đánh giá kết quả điều trị ghép sụn vành tai trên BN biến dạng mũi sau phẫu thuật UCL 12 . Hoàng Minh Phƣơng (2016) đánh giá kết quả tạo hình biến dạng mũi ở BN sau phẫu thuật tạo hình UCL vòm miệng bằng sụn vách (SC)13 . Ngày nay có rất nhiều phƣơng pháp, KT đƣợc cải tiến sáng tạo, vật liệu ghép tạo hình phong phú đƣa ra nhiều lựa chọn cho PTV, cùng với nhu cầu thẩm mỹ của con ngƣời ngày càng cao; sự lựa chọn nào mang lại kết quả tối ƣu cho BN vẫn chƣa kết luận đƣợc. Nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giả kết quả điều trị biến dạng mũi thứ phát sau phẫu thuật khe hở môi một bên” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng biến dạng mũi thứ phát sau phẫu thuật khe hở môi một bên bẩm sinh. 2. Đánh giá kết quả điều trị biến dạng mũi thứ phát sau phẫu thuật khe hở môi một bên bẩm sinh |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3442 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0547.pdf Restricted Access | 3.17 MB | Adobe PDF | ![]() Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.