Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3438
Title: | ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ECMO TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI |
Authors: | TRẦN, ĐỨC TRUNG |
Advisor: | PGS.TS. ĐÀO, XUÂN CƠ |
Keywords: | Hồi sức cấp cứu và chống độc;8720103 |
Issue Date: | 2020 |
Abstract: | Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (tên tiếng anh: Extracorporeal membrane oxygenation (ECMO)) được định nghĩa là một phương pháp sử dụng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể có khả năng lấy máu từ các tĩnh mạch lớn thông qua một bơm li tâm để đưa máu đến một màng trao đổi oxy, máu sau khi trao đổi oxy sẽ được trả về cơ thể để hỗ trợ cuộc sống tạm thời cho bệnh nhân bị suy tim, suy hô hấp hoặc cả hai. 1,2 Đây là 1 kỹ thuật cao, quan trọng, ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới để điều trị cho những bệnh nhân đã thất bại với điều trị thông thường. Tuy nhiên, do đặc điểm bệnh nhân nặng, bệnh kèm theo, suy giảm miễn dịch cộng với các thủ thuật xâm lấn khi can thiệp ECMO như đặt catheter, điều trị hỗ trợ khác như thở máy, lọc máu… nên nhiễm trùng bệnh viện là các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ECMO. Năm 2011, Tổ chức ELSO (The Extracorporeal Life Support Organization) đã nghiên cứu dữ liệu ECMO ở cấp quốc tế và báo cáo tỷ lệ nhiễm trùng ECMO ở người lớn là 30,6 %. 3 Đã có một số nghiên cứu trên thế giới về vấn đề nhiễm trùng trên bệnh nhân ECMO trong 5 năm gần đây, báo cáo tỷ lệ nhiễm trùng giao động từ 13,5% - 55%.4,5,6,7,8, 9 Do các đặc điểm bệnh nhân ECMO riêng biệt nên NKBV trên bệnh nhân ECMO cũng có những khác biệt so với NKBV ở bệnh nhân khoa Hồi sức tích cực không ECMO. Bệnh nhân ECMO đều được thở máy trước khi can thiệp, sự can thiệp thủ thuật đặt cannula vào mạch máu nên dễ xuất hiện viêm phổi liên quan đến thở máy, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn chân cannula ECMO hơn. Bệnh nhân nặng, nguy kịch nên thời gian điều trị kéo dài và các biện pháp kháng sinh dự phòng làm thay đổi đặc điểm vi sinh vật gây 2 nhiễm khuẩn bệnh viện và làm tăng tỷ lệ vi sinh vật đa kháng hơn so với bệnh nhân không ECMO.6, 7 Nhiễm khuẩn bệnh viện ở bệnh nhân ECMO đặt ra thách thức với các bác sỹ lâm sàng là làm thế nào để sử dụng kháng sinh kinh nghiệm hợp lý trước khi có kết quả phân lập vi sinh vật gây bệnh. Nền y học thế giới ngày càng đề cao tính cá thể hóa, điều trị kháng sinh dựa trên dữ liệu vi khuẩn của từng khoa, từng viện. Bên cạnh đó, nhiễm khuẩn bệnh viện trong thời gian ECMO còn làm kéo dài thời gian điều trị, thời gian hỗ trợ sau ECMO và làm tăng tỷ lệ tử vong.3 Vì lý do này, nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện trong ECMO và các yếu tố liên quan là cần thiết và có thể giúp nhận biết sớm, hạn chế tỷ lệ biến chứng ở người bệnh. Tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu về tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện trên bệnh nhân ECMO và các yếu tố liên quan ảnh hưởng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện ở bệnh nhân được điều trị ECMO tại bệnh viện Bạch Mai” nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện ở bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật ECMO tại khoa Hồi Sức Tích Cực bệnh viện Bạch Mai từ 3/2015 đến 3/2020. 2. Nhận xét về vi sinh vật gây nhiễm khuẩn bệnh viện và mức độ nhạy cảm kháng sinh trên các bệnh nhân ECMO tại khoa Hồi Sức Tích Cực bệnh viện Bạch Mai. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3438 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0543.pdf Restricted Access | 2.76 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.