Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3425
Nhan đề: MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG MI DƯỚI
Tác giả: LÊ XUÂN, NGỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bắc, Hùng
Từ khoá: Phẫu thuật tạo hình
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học y Hà Nội
Tóm tắt: Tổn thương mi mắt do chấn thương rất đa dạng: đụng dập, vết thương hoặc các tổn thương phối hợp, tạo nên các bệnh cảnh phức tạp. Chấn thương mi dưới thường nặng khi có tổn thương phối hợp với tổn thương nhãn cầu, vỡ xương hốc mắt và đặc biệt kèm theo chấn thương sọ não hoặc hàm mặt. Vết thương mi dưới nếu không được điều trị sớm và thích hợp có thể ảnh hưởng đến chức năng thị giác và thẩm mỹ. Tổn thương mi dưới là loại tổn thương phần mềm nhưng do chức năng quan trọng của mi mắt nên khi xử lý phải đảm bảo phục hồi chức năng của mi mắt và các bộ phận phụ thuộc đồng thời đảm bảo mỹ quan, cần tôn trọng các mốc giải phẫu như hàng lông mi, hai góc mắt, bờ cong của mi, lệ đạo… Nếu vết thương ở góc mắt trong còn cần chú ý tổn thương lệ đạo để khôi phục tổn thương đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống lệ đạo. Xử trí phẫu thuật mi luôn gắn với nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật tạo hình. Các phẫu thuật tạo hình nói chung và điều trị tổn thương mi nói riêng đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài. Có giai đoạn phẫu thuật mi mắt ít được coi trọng, xử lý chưa thỏa đáng gây không ít thiệt thòi cho bệnh nhân. Với sự ra đời liên tiếp của các hiệp hội phẫu thuật tạo hình mi mắt, ở Mỹ (1969), ở Châu Âu (1982) chuyên ngành phẫu thuật mi đã có một nền tảng vững chắc trong việc điều trị tổn thương vùng mi, đặc biệt mi dưới. Ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về tổn thương mi: Phạm Trọng Văn (1990) 1 đã nghiên cứu phẫu thuật điều trị tổn thương khuyết mi; Nguyễn Thị Quỳnh (2005) 2 nghiên cứu đặc điểm lâm sàng tổn thương mi mắt do chấn thương và kết quả xử lý, Nguyễn Huy Thọ (1997) 3 Nghiên cứu kỹ thuật tạo hình các tổn khuyết mi mắt trên những bệnh nhân có di chứng vết thương mi, Phạm Thị Việt Dung (2017) 4 Nghiên cứu tạo hình khuyết mi dưới bằng vạt nhánh trán động mạch thái dương nông… Tuy ở Việt Nam phẫu thuật điều trị vết thương mi dưới sau chấn thương đã được thực hiện khá lâu nhưng việc nghiên cứu riêng về đặc điểm lâm sàng và điều trị vết thương mi dưới sau chấn thương vẫn là việc làm cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị vết thương mi dưới ” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng vết thương mi dưới 2. Đánh giá kết quả điều trị vết thương mi dưới
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3425
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
0480LÊ XUÂN NGỌC-PTTH- SAU BV.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.31 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.