Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3423
Nhan đề: | ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DƯỠNG CHẤP Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG |
Tác giả: | NGUYỄN THỊ CẨM, VÂN |
Người hướng dẫn: | TS.BS. Nguyễn Thị Quỳnh, Nga |
Từ khoá: | Nhi khoa |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Đại học y Hà Nội |
Tóm tắt: | Tràn dịch màng phổi dưỡng chấp (sau đây gọi tắt là tràn dịch dưỡng chấp -TDDC) là sự tích tụ dịch dưỡng chấp trong khoang màng phổi sau tổn thương ống ngực. Sự thất thoát dịch này vào trong khoang màng phổi gây ra các biến chứng suy hô hấp, suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải và suy giảm miễn dịch.1,2 TDDC là một nguyên nhân gây suy hô hấp hiếm gặp nhưng lại là dạng tràn dịch màng phổi (TDMP) thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Tỉ lệ mắc của TDDC bẩm sinh khoảng 1/5800 trẻ sống và tỉ lệ tử vong 10% -20%. 3,4 TDDC ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân như chấn thương sau phẫu thuật như sau phẫu thuật lồng ngực, tim mạch…hoặc bẩm sinh do bất thường của hệ bạch huyết, liên quan đến các hội chứng như Down, Noonan..., cũng có thể là vô căn.2,5,6 Việc chẩn đoán xác định chủ yếu vào kết quả dịch màng phổi với màu sắc dịch đục như sữa, số lượng tế bào bạch cầu > 1000/ml, lymphocyte chiếm ưu thế >80%, và mức triglyceride cao hơn 110 mg/dl. 1–3,7 Việc điều trị phổ biến là hỗ trợ hô hấp, dẫn lưu màng phổi, nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần hay cho ăn sữa công thức với triglycerides chuỗi trung bình (medium-chain triglycerides - MCT), cân bằng nước điện giải.1,2,7 Những năm gần đây có nhiều nghiên cứu và báo cáo về vai trò của sử dụng somatostatine – octreotide đã nâng cao hiệu quả điều trị. Có nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhóm thuốc này kết hợp với dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần hoặc sữa có bổ sung MCT đã làm giảm đáng kể lượng dịch dưỡng chấp thất thoát, giảm nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật, giảm thời gian nuôi ăn tĩnh mạch và qua đó làm giảm thời gian nằm viện cho bệnh nhi, góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong cho lứa tuổi này. 2,8,9 Tuy nhiên hiệu quả điều trị của octreotide còn nhiều tranh cãi trên thế giới, và chưa có phác đồ thống nhất về liều lượng, thời gian dùng và tác dụng phụ của octreotide. Tại Việt Nam mới có một nghiên cứu về TDDC ở trẻ dưới 2 tháng tuổi từ năm 2009 tại bệnh viện Nhi đồng I và một nghiên cứu về TDDC sau phẫu thuật ở trẻ em năm 2018 tại bệnh viện Nhi Trung ương.10,11 Với mong muốn có một cái nhìn tổng quan về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân, phương pháp điều trị và hiệu quả của octreotide trong TDDC ở lứa tuổi sơ sinh như thế nào, có khác gì so với các lứa tuổi khác, chúng tôi tiến hành làm đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tràn dịch màng phổi dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi trung ương” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2010 -2020 2. Nhận xét kết quả và diễn biến điều trị tràn dịch màng phổi dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Trung ương. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3423 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
0478. Nguyễn Thị Cẩm Vân. sau bảo vệ.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.53 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.