Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3422
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ SOFOSBUVIR + DACLATASVIR + RIBAVIRIN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN C MẠN TÍNH CÓ XƠ GAN
Authors: NGUYỄN THỊ, LƯƠNG
Advisor: TS. Trần Văn, Giang
Keywords: : Truyền nhiễm
Issue Date: 2019
Publisher: Đại học y Hà Nội
Abstract: Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm do vi rút viêm gan C (HCV) gây ra chủ yếu ảnh hưởng đến gan, là nguyên nhân chính gây bệnh gan mạn tính [1]. Ước tính 143 triệu người (2%) trên toàn thế giới đang chung sống với bệnh viêm gan C mạn tính vào năm 2015 [2]. Phân bố phổ biến nhất ở Châu Phi, Trung và Đông Á. Năm 2015 đã có 167.000 trường hợp tử vong do ung thư gan và 326.000 trường hợp tử vong do xơ gan do bệnh viêm gan C gây ra [3]. Viêm gan C trên toàn thế giới là nguyên nhân 27% trường hợp xơ gan và 25% ung thư biểu mô tế bào gan [3]. Chính vì thế đây là vấn đề sức khoẻ có tính toàn cầu. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan C cao. Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ nhiễm HCV vào khoảng 1-6% dân số với 2 kiểu gen chính là genotype 1 và genotype 6 [4],[5]. Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh viêm gan C là loại bỏ hoàn toàn vi rút ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa tử vong do sự phát triển của xơ gan mất bù và ung thư biểu mô tế bào gan [7],[8]. Sau khi bị xơ gan do HCV tỉ lệ dẫn đến ung thư biểu mô tế bào gan là 2-4% mỗi năm [9],[10]. Bệnh nhân viêm gan C mạn tính có xơ gan sau điều trị đạt đáp ứng vi rút bền vững (SVR) làm giảm tốc độ mất bù nhưng không xóa bỏ nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan do đó cần theo dõi và giám sát lâu dài biến chứng ung thư biểu mô tế bào gan [11]. Chính vì vậy, ở những bệnh nhân viêm gan C có xơ gan thì vấn đề điều trị nên được ưu tiên, không nên trì hoãn để ngăn chặn tiến triển đến suy gan, biến chứng mất bù, giảm sự xuất hiện ung thư biểu mô tế bào gan. Trước năm 2011, điều trị viêm gan C chủ yếu dựa vào phác đồ phối hợp chứa Peg-Interferon (Peg-INF) phối hợp ribavirin (RBV). Phác đồ này đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài kèm theo nhiều tác dụng phụ cũng như tỉ lệ đạt SVR thấp đặc biệt đối với các genotype 1 và 4 [12]. Ngày nay các thuốc kháng virút trực tiếp (DAAs) với khả năng dung nạp tốt đã cải thiện đáng kể đáp ứng điều trị và rút ngắn thời gian điều trị cũng như hạn chế tác dụng phụ. Nhiễm trùng mạn tính có thể được chữa khỏi khoảng 95% bằng thuốc kháng vi rút trực tiếp [13],[14]. Tuy nhiên việc tiếp cận điều trị với các phương pháp điều trị mới có thể gây tốn kém. Các nghiên cứu đã chỉ ra phác đồ phối hợp sofosbuvir + daclatasvir + ribavirin có thể đạt được đáp ứng bền vững cao với khả năng dung nạp tốt. Do đó Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội gan mật châu Âu (EASL) và Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) đã khuyến cáo sử dụng phác đồ phối hợp sofosbuvir + daclatasvir + ribavirin để điều trị viêm gan C mạn tính có xơ gan. Tuy nhiên phác đồ sofosbuvir + daclatasvir + ribavirin mới sử dụng ở Việt Nam và chúng tôi ghi nhận chưa có nghiên cứu đánh giá về kết quả điều trị của phác đồ sofosbuvir + daclatasvir + ribavirin trên bệnh nhân viêm gan C mạn tính có xơ gan và tác dụng mong muốn của phác đồ điều trị này. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu“Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ sofosbuvir + daclatasvir + ribavirin trên bệnh nhân viêm gan C mạn tính có xơ gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương (2017-2018)” với các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ sofosbuvir + daclatasvir + ribavirin trên bệnh nhân viêm gan C mạn tính có xơ gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương (2017-2018). 2. Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của phác đồ điều trị này.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3422
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0477 NGUYỄN THỊ LƯƠNG NỘP TV.pdf
  Restricted Access
1.74 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.