Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3417
Title: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN HÀ NỘI
Authors: LÊ HỮU, THUẬN
Advisor: PGS.TS. Nguyễn Văn, Tuấn
Keywords: Tâm Thần
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học y Hà Nội
Abstract: Tâm thần phân liệt là một trong những bệnh loạn thần nặng, xu hướng tiến triển mạn tính dẫn đến nhiều hậu quả như giảm hay mất chức năng tâm lý xã hội, chức năng lao động. Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Theo Chen J và cộng sự (2015) Tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số toàn cầu . Theo Trần Viết Nghị (2001) 2, ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm khoảng 0,3 – 1% dân số. Triệu chứng tâm thần phân liệt phong phú bao gồm các triệu chứng cốt lõi là rối loạn tư duy, tri giác và các triệu chứng khác như rối loạn cảm xúc, hành vi…3. Trầm cảm là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt và là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng lao động, thích ứng xã hội và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thường kín đáo và bị các triệu chứng khác che lấp, chính vì vậy ít được quan tâm và điều trị. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm trong tâm thần phân liệt đã được báo cáo là khoảng 40%, tuy nhiên ở giai đoạn bệnh và các yếu tố trạng thái ảnh hưởng đến con số, do đó có thể thay đổi đáng kể 4. Trong các đợt cấp tính tỷ lệ lên tới 60%, trong khi ở bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm từ trung bình đến nặng khác nhau giữa 20% trong tâm thần phân liệt mạn tính và 50% sau điều trị đợt đầu tiên 5. Khi kiểm tra các giai đoạn bệnh rất sớm, trong các nhóm được xác định là có nguy cơ mắc bệnh tâm thần tương đối cao. Nhận biết trầm cảm ở bệnh nhân tâm thần phân liệt giúp điều trị kịp thời, hiệu quả các triệu chứng này, tạo điều kiện thuận lợi cho điều trị phục hồi chức năng lao động, thích ứng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tại Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng người Tâm thần Hà Nội, bệnh nhân chủ yếu gồm các bệnh nhân tâm thần phân liệt, có nhu cầu cao phục hồi chức năng lao động, tái thích ứng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Việc chẩn đoán sớm các triệu chứng trầm cảm giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng này, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi chức năng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về trầm cảm ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại các trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần. Vì vậy, chúng tôi chọn: “Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị tại Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng người Tâm thần Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu, với mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3417
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0472THUẬN - TT SAU BV.pdf
  Restricted Access
1.18 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.