Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3413
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ, TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CARVEDILOL Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
Authors: LÊ VÂN, ANH
Advisor: PGS.TS. Nguyễn Thị Vân, Hồng
Keywords: Nội khoa
Issue Date: 2019
Publisher: Đại học y Hà Nội
Abstract: Xơ gan là bệnh lý thường gặp ở nước ta và các nước trên thế giới, đứng thứ 14 trong các nguyên nhân phổ biến gây tử vong trên toàn thế giới, dẫn đến 1 – 3 triệu người chết mỗi năm [1]. Viêm gan virus B, C và rượu là những nguyên nhân chính gây xơ gan, chiếm đến 90% các trường hợp [2]. Xơ gan thường có nhiều biến chứng như nhiễm trùng dịch cổ chướng, hội chứng não gan, hội chứng gan thận… trong đó xuất huyết tiêu hóa cao là biến chứng thường gặp với tỷ lệ tử vong cao, là hậu quả của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tại thời điểm chẩn đoán, giãn tĩnh mạch thực quản xuất hiện ở 30 – 40% các bệnh nhân xơ gan còn bù và 60% ở các bệnh nhân xơ gan mất bù [3]. Theo một vài nghiên cứu: Giãn tĩnh mạch dạ dày thực quản xuất hiện ở hơn một nửa số bệnh nhân có xơ gan tại thời điểm chẩn đoán, với tỷ lệ cao ở bệnh nhân Child – Pugh B hoặc C [4]. Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản là một xuất huyết tiêu hóa nặng, là một biến chứng nguy hiểm, hay gặp trong xơ gan mất bù. Nguy cơ phát triển và tốc độ tăng trưởng của giãn tĩnh mạch là 7 % mỗi năm [5-6], của xuất huyết do giãn tĩnh mạch lần đầu tiên là 12 % mỗi năm (5% đối với giãn nhỏ và 15% với giãn to). Tỷ lệ tái xuất huyết trong năm đầu tiên khoảng 60% [7]. Tỷ lệ tử vong trong 6 tuần đầu khoảng 15 – 20%, từ 0% ở các bệnh nhân Child A đến khoảng 30% ở các bệnh nhân Child C [8] Tỷ lệ tử vong trong 1 năm lên đến 57% [3]. Vì vậy, việc dự phòng xuất huyết ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan là vô cùng quan trọng. Có nhiều phương pháp để làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa như phẫu thuật tạo shunt, làm TIPS, hoặc điều trị bằng thuốc. Ngày nay chiến lược dự phòng tiên phát và thứ phát để ngăn chặn chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản bao gồm: chẹn beta không chọn lọc hoặc nội soi thắt búi giãn đối với các búi giãn trung bình hoặc lớn. Trong đó dùng thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa có hiệu quả tốt và an toàn. Từ những năm 1980, thuốc chẹn beta không chọn lọc đã trở thành nền móng trong điều trị đối với tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan [9]. Thuốc ức chế beta không chọn lọc thường dùng là propranolol và nadolol. Hiện nay đã có một số nghiên cứu mới trên thế giới về việc sử dụng carvedilol. Theo nghiên cứu của R. Sinha năm 2017, tiên lượng sống ở các bệnh nhân xơ gan mất bù có điều trị bằng carvedilol và không điều trị carvedilol lần lượt là 30% và 8% (p < 0.0001) [10]. Một vài nghiên cứu bước đầu trên thế giới đã cho thấy việc sử dụng carvedilol trong điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan có hiệu quả tốt hơn propranolol và nadolol [11-12], nhất là những bệnh nhân không đáp ứng với propranolol [13-14] Carvedilol là một thuốc ức chế thụ thể beta kèm đặc tính giãn mạch do ức chế thụ thể giao cảm alpha 1, làm giảm trương lực mạch máu trong gan, giảm kháng trở mạch máu trong gan dẫn đến giảm áp lực tĩnh mạch cửa tốt hơn các chẹn beta không chọn lọc thông thường. Trong nước ta hiện nay chưa có nhiều các nghiên cứu về hiệu quả điều trị của Carvedilol, cũng như tỷ lệ xuất huyết, tỷ lệ tử vong trong dự phòng xuất huyết do giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả điều trị, tác dụng không mong muốn của Carvedilol ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa” nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị Carvedilol ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. 2. Tìm hiểu một số tác dụng không mong muốn của Carvedilol ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3413
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0468Luận văn v.a bản cuối.pdf
  Restricted Access
1.33 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.