Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3400
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TREO CƠ TRÁN MỘT ĐƯỜNG RẠCH CUNG MÀY ĐIỀU TRỊ SỤP MI
Tác giả: NGUYỄN NGỌC, KHÔI
Người hướng dẫn: TS. Phạm Hồng, Vân
Từ khoá: Nhãn khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học y Hà Nội
Tóm tắt: Sụp mi là tình trạng bờ mi trên xuống thấp hơn vùng rìa giác mạc từ 2-3 mm ở tư thế nhìn nguyên phát (bình thường từ 1-2 mm)1. Sụp mi nặng là khi bờ mi trên xuống thấp hơn vùng rìa giác mạc trên 4 mm và biên độ cơ nâng mi ít hơn 5mm. Sụp mi nặng gây ảnh hưởng đến chức năng thị giác do che trục thị giác, gây nhược thị, lác…và đặc biệt ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khoảng 23,9% trẻ sụp mi bẩm sinh có nhược thị2. Vì vậy phẫu thuật điều trị sụp mi nặng là yêu cầu điều trị cần thiết. Phẫu thuật treo cơ trán được chỉ định cho các trường hợp sụp mi nặng có chức năng cơ nâng mi kém dưới 5 mm. Phương pháp treo cơ trán đã được các bác sỹ nhãn khoa như Dransart3, Payr4, Wright5, Crawford6… nghiên cứu với nhiều kỹ thuật và các chất liệu khác nhau: chất liệu sinh học (cân cơ đùi tự thân, cân cơ đông khô) và chất liệu tổng hợp (chỉ prolen, supramid, mersilen, gore-tex, dây silicon…). Dây silicon có nhiều ưu điểm như tính tương thích sinh học cao, độ đàn hồi tốt, trơ với tổ chức xung quanh, dễ dàng điều chỉnh, lấy bỏ hoặc thay thế nên ngày càng được nhiều phẫu thuật viên lựa chọn. Phương pháp treo cơ trán phổ biến hiện nay là kỹ thuật treo cơ trán hình ngũ giác Fox7. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách rạch 2 điểm tại da mi trên và 3 điểm tại cung mày, luồn dây silicon vào sụn mi, cung mày bằng kim Wright sau đó cố định vào cơ trán. Tuy nhiên hạn chế của các phương pháp này là có nhiều đường rạch cung mày, chảy máu nhiều và dây silicon dễ bị đứt trong quá trình phẫu thuật. Năm 2016, Khoa tạo hình thẩm mỹ mắt và vùng mặt Bệnh viện Mắt Trung ương đã nghiên cứu phương pháp treo cơ trán một đường rạch cung mày; cố định dây silicon vào sụn mi, luồn dây qua một đường rạch cung mày để cố định vào cơ trán. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: an toàn, thời gian phẫu thuật ngắn, dễ thực hiện, ít biến chứng, hạn chế chảy máu, giảm nguy cơ đứt dây silicon trong phẫu thuật, kết quả ổn định sau phẫu thuật và đạt được yêu cầu cao về giải phẫu và thẩm mỹ. Từ đó đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và áp dụng phương pháp này. Phương pháp treo cơ trán một đường rạch cung mày trên bệnh nhân sụp mi nặng đã được áp dụng tại Bệnh viện Mắt Trung ương nhưng chưa có nghiên cứu về kết quả phẫu thuật và các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật treo cơ trán một đường rạch cung mày điều trị sụp mi” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị sụp mi bằng phẫu thuật treo cơ trán một đường rạch cung mày. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3400
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
0455LUẬN VĂN CAO HỌC NGUYỄN NGỌC KHÔI NOP THU VIEN.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.38 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.