Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3397
Title: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI MẮC BỆNH TIM BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Authors: VŨ VĂN, QUÝ
Advisor: TS. Lưu Thị Mỹ, Thục
Keywords: Nhi khoa
Issue Date: 2019
Publisher: Đại học y Hà Nội
Abstract: Hiện nay, suy dinh dưỡng vẫn đang là vấn đề sức khỏe quan trọng bởi SDD không chỉ là gánh nặng của gia đình mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới tầm vóc thế hệ tương lai của đất nước. Có nhiều nguyên nhân gây SDD như thiếu kiến thức về dinh dưỡng, nghèo đói, các bệnh nhiễm trùng, các bệnh tật bẩm sinh…Hiện nay, các dị tật bẩm sinh đóng vai trò quan trọng gây SDD đặc biệt là các dị tật đường tiêu hóa và dị tật tim bẩm sinh. Bệnh lý tim bẩm sinh (TBS) ngày càng gặp phổ biến trong thực hành nhi khoa với tỷ lệ mắc 0,8-1% trẻ sống sau ra đời [1]. Bệnh tim bẩm sinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ như viêm phổi tái diễn, suy tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tắc mạch, áp xe não, rối loạn nhịp tim và suy dinh dưỡng là biến chứng thường gặp của TBS. Tỷ lệ SDD ở trẻ mắc TBS rất cao 84% trẻ thông liên thất bị SDD [2]. Okoromah (2011) đã thấy tỷ lệ SDD ở trẻ TBS cao với 61,2% SDD vừa và 2,6% SDD ở mức độ nặng đặc biệt TBS có tím thì tỷ lệ SDD cao hơn rõ rệt so với TBS không tím [3]. Việt Nam (2012), Bệnh viện Nhi Đồng 1 có SDD thể nhẹ cân (48%), thấp còi (37%) và gày còm (33%) ở trẻ TBS [4]. Tại Viện Nhi (2011) trong điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của 1000 trẻ nội trú thấy 46,2% số trẻ SDD nằm điều trị tại khoa tim mạch và tỉ lệ SDD tại khoa tim mạch là 44% [5]. TBS và SDD gây ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau vì TBS là một trong những yếu tố nguy cơ gây SDD. Ngược lại, SDD làm cho bệnh TBS tiến triển nặng nhanh với các biến chứng và giảm đáng kể kết quả điều trị thậm chí gây thất bại của phẫu thuật sửa chữa dị tật tim và phục hồi sau phẫu thuật, đặc biệt là dị tật tim nặng, phức tạp thường bị SDD nặng. Tăng trưởng ở trẻ TBS đặc biệt là dị tật nặng, phức tạp thường bị tác động trầm trọng với hậu quả là SDD nặng. Gần đây, khi y học phát triển với những thành tựu mới, nhiều nghiên cứu tập trung cố gắng tìm hiểu xem các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ dị tật tim bẩm sinh để có thể đưa ra các can thiệp thích hợp nhằm giảm SDD bởi SDD ảnh hưởng rất xấu đến kết quả điều trị như làm giảm đáng kể kết quả thậm chí gây thất bại của phẫu thuật sửa chữa dị tật tim và phục hồi sau phẫu thuật. Các dạng dị tật tim khác nhau đòi hỏi các can thiệp khác nhau và có thể có những tác động khác nhau đến tăng trưởng nên đòi hỏi các chiến lược can thiệp đa dạng, kiểm soát được các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây SDD. Hầu hết, các chiến lược trong điều trị bệnh cho bệnh nhân là bắt kịp tăng trưởng thông qua cung cấp vượt mức năng lượng và protein so với nhu cầu khuyến nghị. Tuy nhiên, hiện chưa có hiệu quả thích đáng như mong muốn, có lẽ còn do nhiều yếu tố nguy cơ khác mà chưa thực sự kiểm soát được trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. TBS và SDD có mối quan hệ chặt chẽ và qua lại với nhau, đòi hỏi phải giải quyết đồng thời cả hai vấn đề mới có thể đem lại hiệu quả cao trong điều trị cũng như chất lượng cuộc sống tốt nhất cho trẻ. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Trung ương” nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh được điều trị tại Trung tâm tim mạch, bệnh viện Nhi Trung ương từ 08/2018 - 07/2019. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3397
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0452Luận văn - Nhi Khoa - Vũ Văn Quý.pdf
  Restricted Access
1.23 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.