Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3388
Nhan đề: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN ĂN THỰC TẾ CỦA TRẺ BỊ RỐI LOẠN TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tác giả: NGUYỄN ĐÌNH, TỈNH
Người hướng dẫn: TS. LƯU THỊ MỸ, THỤC
Từ khoá: Nhi khoa
Năm xuất bản: 2019
Tóm tắt: Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorders - ASD) là một rối loạn phức tạp về phát triển tâm thần, thần kinh (neurodevelopmental disorder) ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ (thường trước 3 tuổi) và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của rối loạn phổ tự kỷ là khiếm khuyết về tương tác xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp và những hành vi định hình cùng với ý thích bị thu hẹp [1],[2]. Ngoài ra, trẻ còn biểu hiện phối hợp thêm các rốiloạn khác, đặc biệt là rối loạn cảm giác và tăng động [2]. Trên thế giới, tỉ lệ trẻ em được phát hiện và chẩn đoán rối loạn tự kỷ gia tăng một cách đáng kể theo thời gian. Theo khảo sát các nghiên cứu gần đây đã cho thấy một thực tế đáng lo ngại; trên toàn cầu, bệnh rối loạn phổ tự kỷ được ước tính sẽ ảnh hưởng đến 24,8 triệu người vào năm 2015 [3]. Ở các nước phát triển, khoảng 1,5% trẻ em được chẩn đoán mắc tự kỷ vào năm 2017, tăng gấp 2 lần so với 0,7% vào năm 2000 tại Hoa Kỳ [4]. Bắt đầu từ năm 2007, Liên Hiệp Quốc đã phát động lấy ngày 2/4 hàng năm là ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỉ nhằm nâng cao nhận thức về tự kỉ trên toàn cầu. Như vậy, rối loạn phổ tự kỷ hiện tại đã và đang trở thành vấn đề thời sự trên thế giới. Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu công bố chính thức, nhưng từ năm 2000 đến nay số trẻ được chẩn đoán và điều trị rối loạn phổ tự kỷ ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, số lượt trẻ đến khám tại Khoa Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương) được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ hay có dấu hiệu tự kỷ ngày càng gia tăng [5]. Các nghiên cứu trong nước đa số đề cập đến các rối loạn về phát triển tâm thần kinh của trẻ tự kỷ, tuy nhiên rất ít nghiên cứu đề cập đến một khía cạnh rất quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ, đó là các rối loạn về hành vi ăn uống và vấn đề dinh dưỡng [6],[7]. Một số chất dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn hơn đến sự phát triển của não so với các chất khác đó là protein, chất béo (DHA), sắt, kẽm, đồng, iốt, selen, vitamin A, cholin, folate, lactoferrin và MFGM- Milk Fat Globule Membrane [8],[9],[7]. Trẻ rối loạn tự kỷ thường ít có sự đa dạng trong khẩu phần ăn do không chịu thử và chấp nhận món ăn mới và có các biểu hiện của rối loạn hành vi ăn uống. Chính các rối loạn về hành vi ăn uống đó gây nên thiếu hụt dinh dưỡng, hay thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài và chính sự thiếu hụt làm thay đổi hành vi, chậm phát triển não bộ, hạn chế kết quả điều trị. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, tôi tiến hành đề tài “Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế của trẻ bị rối loạn tự kỷ tại bệnh viện Nhi Trung Ương”, được tiến hành nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 - 5 tuổi bị rối loạn tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Mô tả hành vi ăn uống và khẩu phần ăn thực tế của trẻ 2-5 tuổi bị rối loạn tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3388
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
0448Luận văn - Nhi Khoa - Nguyễn Đình Tỉnh.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.02 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.