Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3383
Nhan đề: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TỪ 10 ĐẾN 24 TUỔI TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Người hướng dẫn: Lê Thị Thu Hà
Từ khoá: sử dụng Internet;10 đến 24 tuổi
Năm xuất bản: 2021
Tóm tắt: Đặt vấn đề: Internet ngày nay là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hầu hết mỗi người. Bên cạnh lợi ích mà nó đem lại, việc sử dụng Internet không đúng cách gây ra nhiều tác hại về sức khỏe thể chất, tâm thần và xã hội, cần được sự quan tâm chú ý của đa ngành. Hiện nay ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu:” Thực trạng sử dụng Internet ở người bệnh nội trú từ 10 đến 24 tuổi tại Viện Sức khỏe Tâm thần” với mục tiêu: “Mô tả thực trạng sử dụng Internet của người bệnh nội trú từ 10 đến 24 tuổi tại Viện Sức khỏe Tâm thần”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu 109 người bệnh nội trú từ 10- 24 tuổi tại Viên Sức khỏe Tâm thần từ tháng 8/2020- 8/2021. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng Internet ở quần thể nghiên cứu là 100%. Tuổi bắt đầu sử dụng Internet là 10,92 ± 2,92.Thời gian sử dụng Internet trung bình trên 3h mỗi ngày chiếm tỷ lệ cao (51,3-71,6%), trong đó thời gian nhiều nhất lên đến 15h/ngày. Công cụ để sử dụng Internet nhiều nhất là thiết bị di động (98,2%). Nội dung sử dụng được lựa chọn sử dụng nhiều nhất là mạng xã hội (51,37%), chơi trò chơi điện tử trực tuyến (26,6%), xem video trực tuyến (14,68%). Tỷ lệ nghiện Internet trong nhóm người bệnh nghiên cứu theo tiêu chuẩn lâm sàng là 43,1%. Trong các triệu chứng rối loạn sử dụng Internet, “Sử dụng Internet trong một khoảng thời gian dài hơn dự định” chiếm tỷ lệ cao nhất (63,3%). Trạng thái cai Internet xuất hiện ở 93,6% người bệnh nghiện Internet ở quần thể nghiên cứu, và nhiều nhất là bồn chồn, bất an, chiếm tỷ lệ 68,1%. Yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ nghiên Internet ở người trẻ tuổi là: nam giới với mục đích sử dụng ưu tiên là trò chơi điện tử (p=0,042, OR=3,73), thời gian sử dụng ≥3h/ngày (p<0,01, OR=16,43), rối loạn nghiêm trọng chức năng gia đình (theo thang APGAR) (p<0,01, OR=4,97), bố mẹ khuyến khích sử dụng Internet (p<0,01, OR=31,48), bố mẹ sử dụng Internet nhiều (p<0,01, OR=6,15) và các triệu chứng ám ảnh, triệu chứng cơ thể, nhạy cảm cá nhân trên ngưỡng bất thường theo thang SCL-90.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3383
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2021NTnguyenvietha.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.92 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
2021NTnguyenvietha.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
512.07 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.