Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3379
Title: | NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA TRONG CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH MỘT SỐ U TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI |
Authors: | NGUYỄN THÙY, TRANG |
Advisor: | BÙI VĂN, GIANG |
Keywords: | Chẩn đoán hình ảnh |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | U tuyến nước bọt mang tai là một bệnh nằm trong nhóm bệnh học vùng đầu mặt cổ nói chung và bệnh lý tuyến nước bọt nói riêng, chiếm 2-5% các khối u vùng đầu mặt cổ 1,2. U tuyến nước bọt mang tai chiếm 80% trong tổng số u của tuyến nước bọt và trong đó 75% là có tính chất lành tính3,4. Mặt khác tuyến nước bọt mang tai nằm ở vị trí dễ phát hiện, tuy nhiên ít ảnh hưởng đến sinh hoạt nên bệnh nhân lại thường đến khi khối u đã to làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Khối u tuyến nước bọt mang tai (TNBMT) là một khối u điển hình về tính đa dạng hình thái mô học giữa các khối u khác nhau cũng như trong cùng một khối u. Hơn nữa, các khối u hỗn hợp, sự biệt hóa và xu hướng ác tính hóa các khối u lành có thể làm cho các chẩn đoán mô học bị mất giá trị theo dõi trong một thời gian dài5. Phần lớn số u là lành tính chiếm tỷ lệ từ 75-80% nhưng tỷ lệ thoái hóa ác tính lại khá cao 6,7. Ở Mỹ, ung thư tuyến nước bọt mang tai chiếm 6% các ung thư đầu cổ trong tổng số ung thư của toàn cơ thể 8. Chẩn đoán các u tuyến nước bọt mang tai gặp nhiều khó khăn bởi triệu chứng của khối u TNBMT thường mờ nhạt, sự khác biệt giữa triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giữa u lành tính và u ác tính là không rõ ràng. Đây là thách thức trong quá trình chẩn đoán và điều trị trước phẫu thuật cũng như sau phẫu thuật để kế hoạch xạ trị và theo dõi tái phát. FNAC từng là nền tảng trong chẩn đoán trước phẫu thuật khối u tuyến nước bọt mang tai, nhưng phương pháp này bị hạn chế với thùy sâu và tổn thương nhỏ. Ngoài ra, nếu FNAC không được thực hiện chính xác, nó có thể gây ra sự lây lan của ung thư hoặc nhiễm trùng9. Do đó, chẩn đoán hình ảnh trước phẫu thuật là bắt buộc và đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch phẫu thuật của khối u tuyến nước bọt mang tai. Hình ảnh bao gồm siêu âm, cắt lớp vi tính (CLVT) và cộng hưởng từ (CHT). Đặc biệt là CHT có giá trị rất cao trong chẩn đoán sớm cũng như tầm soát một tổng quan bệnh lý u10. Đặc biệt CHT là phương thức hình ảnh tốt nhất để đánh giá vị trí của khối, số lượng tổn thương, đặc điểm tín hiệu và sự xâm lấn của khối u cũng như mối liên quan của nó với dây thần kinh mặt. Một số kỹ thuật chụp CHT đã được áp dụng để phân biệt giữa khối u TNBMT lành tính và ác tính. Trong số này CHT tương phản động học (DCE) và CHT khuếch tán (DW) được sử dụng thường xuyên nhất11,12. Với việc phân tích đồ thị ngấm thuốc thu được bằng hình ảnh DCE và hệ số khuếch tán ADC thu được từ hình ảnh CHT khuếch tán trở thành công cụ có tiềm năng lớn để phân biệt các loại khối u.13 Trên thế giới thì đã có nhiều nghiên cứu đề đánh giá giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán u tuyến nước bọt mang tai . Tuy nhiên ở nước ta tính đến nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong chẩn đoán xác định một số loại u tuyến nước bọt mang tai” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của u tuyến nước bọt mang tai lành tính và ác tính. 2. Đánh giá giá trị của Cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong chẩn đoán phân biệt u tuyến nước bọt mang tai lành tính và ác tính. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3379 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21THS1082.pdf Restricted Access | 2.56 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.