Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3376
Title: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NÚT BÚI GIÃN TĨNH MẠCH DẠ DÀY XUÔI DÒNG QUA DA Ở BỆNH NHÂN TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA DO XƠ GAN |
Authors: | PHẠM QUANG, SƠN |
Advisor: | PHẠM MINH, THÔNG |
Keywords: | Chẩn đoán hình ảnh |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Xơ gan (XG) là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý đường tiêu hóa ở tất cả các nước trên thế giới. Bệnh xơ gan ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới và có xu hướng ngày càng gia tăng, là gánh nặng cho nền kinh tế và xã hội. Trong năm 2017, hơn 1.32 triệu ca tử vong trên toàn cầu do xơ gan, tỷ lệ tử vong do xơ gan chiếm 2.4% trong tổng số tử vong trên toàn cầu. Có 10.6 triệu các trường hợp về xơ gan mất bù và 112 triệu các trường hợp về xơ gan còn bù trên toàn cầu vào năm 2017 1. Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC) là xuất huyết do vỡ búi giãn, tĩnh mạch (TM) thực quản, dạ dày hoặc hành tá tràng mà trong đó phần lớn là do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ). Đây là một trong những biến chứng chính của xơ gan, thường nặng và có tỷ lệ tử vong cao. Giãn TM dạ dày thực quản xuất hiện ở gần 50% bệnh nhân (BN) xơ gan. Giãn tĩnh mạch dạ dày (TMDD) ít phổ biến hơn giãn TMTQ, xuất huyết do giãn TMDD chiếm 10-30% các trường hợp xuất huyết. Tuy nhiên có 35 đến 90% bệnh nhân xuất huyết dạ dày xuất huyết lại với bệnh nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn2,3. Có nhiều phương pháp được sử dụng điều trị giãn TMDD như tiêm xơ qua nội soi, phẫu thuật và điện quang can thiệp. Can thiệp điện quang bao gồm: tạo luồng thông cửa chủ (TIPS), nút tắc TM ngược dòng qua shunt vị thận (BRTO, PARTO) và nút tắc búi giãn TM xuôi dòng (ATO) Nhược điểm của phương pháp tiêm xơ nội soi là: Chảy máu tái phát trên búi giãn lan tỏa, vị trí khó, di chuyển vật liệu tiêm xơ…2 Với đặc điểm giải phẫu của búi giãn TMDD, đó là đa số các búi giãn đều dẫn lưu về TM chủ dưới thông qua shunt vị thận (GRS). Kỹ thuật nút TMDD ngược dòng qua ống thông có bóng chèn(BRTO) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1996 bởi Kanagawa và cộng sự. Đến nay, kỹ thuật này đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước châu Âu, châu Mỹ). Đây là kỹ thuật xâm nhập tối thiểu, an toàn và hiệu quả cầm máu, ngăn ngừa tái phát cao trong bệnh lý giãn TMDD4. Tuy nhiên, GRS không có ở khoảng 15% bệnh nhân giãn TMDD5. Đối với những bệnh nhân không có GRS, hoặc nếu có GRS thay đổi, trong các trường hợp đó mặc dù ATO có sự xâm lấn qua gan nhưng nó có thể thay đổi, cải thiện được dòng máu qua gan, và được chứng minh cải thiện được chức năng gan bảo tồn6. Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở với nguồn bệnh nhân xơ gan nhiều với đầy đủ các trang thiết bị và vật chất để chẩn đoán và điều trị biến chứng giãn TMDD trên những bệnh nhân này. Hiện nay, như chúng tôi tìm hiểu thì chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đánh giá về phương pháp nút tắc búi giãn TMDD ở bệnh nhân TALTMC do xơ gan bằng phương pháp xuôi dòng ở Việt Nam do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày xuôi dòng qua da ở bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày trên cắt lớp vi tính đa dãy và chụp mạch số hóa xóa nền ở bệnh nhân TALTMC do xơ gan 2. Đánh giá kết quả nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày xuôi dòng qua da ở bệnh nhân TALTMC do xơ gan |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3376 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21THS1079.pdf Restricted Access | 2.91 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.